- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Trong những năm gần đây, nhất là từ sau khi Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Ngành KSND kèm theo Quyết định số 161/QĐ-VKSTC ngày 30/3/2016 và giao cho Thanh tra VKSND tối cao, Thanh tra VKSND cấp tỉnh chủ trì tham mưu thực hiện QCDC trong toàn ngành thì việc thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân thực sự được coi trọng, vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất trong mọi hoạt động và đạt hiệu quả cao…
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC, Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh Hải Dương lãnh đạo, chỉ đạo hai cấp ngành Kiểm sát Hải Dương đề ra nhiều biện pháp, giải pháp để thực hiện tốt QCDC, trong đó có biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong mọi hoạt động.
Năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, VKSND tỉnh Hải Dương đã tiến hành kiểm tra 04 cuộc chuyên đề về thực hiện QCDC, trực tiếp kiểm tra 06 cuộc trong việc triển khai, thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và kế hoạch của VKSND tỉnh về công tác năm 2022, 2023; Thanh tra hành chính 06 cuộc đối với các đơn vị hai cấp, các cuộc thanh tra, kiểm tra đều có nội dung thanh, kiểm tra việc thực hiện QCDC trong ngành Kiểm sát nhân dân...Viện kiểm sát tỉnh đã xây dựng chuyên đề “Nâng cao trách nhiệm của công chức, người lao động trong việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nội bộ ngành KSND”, để nghiên cứu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt QCDC trong Ngành…
(Ảnh: đ/c Nguyễn Hoàng Dương, Viện trưởng phát biểu chỉ đạo cuộc thanh tra tại VKSND huyện Nam Sách)
Thông qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, thấy: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC, Tổ giúp việc đồng thời ban hành Quy chế làm việc của BCĐ, Tổ giúp việc để hoạt động có nề nếp; hàng năm xây dựng Chương trình công tác của BCĐ, Tổ giúp việc và xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện QCDC trong toàn ngành kiểm sát Hải Dương; VKSND cấp huyện thành lập hoặc kiện toàn BCĐ, Tổ giúp việc để thực hiện trong đơn vị mình. Việc nhận thức và thực hiện của lãnh đạo, công chức và người lao động Viện kiểm sát hai cấp có sự chuyển biến tích cực, thể hiện nổi bật ở một số nội dung:
- Thủ trưởng đơn vị đã có sự quan tâm, chú trọng hơn trong việc đề cao dân chủ trong các hoạt động; coi trọng quyền làm chủ của công chức và người lao động; sự phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị với cấp uỷ, tổ chức đoàn thể được thường xuyên, chặt chẽ, nội dung phong phú hơn…
- Công chức và người lao động đã nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân hơn trong việc cùng với Thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình...
- Thủ trưởng các đơn vị đã thực hiện cơ tốt trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện QCDC trong cơ quan, đơn vị thể hiện qua các hoạt động:
Đã tổ chức quán triệt cơ bản đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Ngành liên quan đến các hoạt động cong tác, đặc biệt là Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18/02/1998 của BCT về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Kết luận 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của BCT về tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT- BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của nghị định 04/2015/NĐ-CP; Quy chế dân chủ trong hoạt động của VKSND ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-VKSTC ngày 30/3/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao. Chuyên đề về “Nâng cao trách nhiệm của công chức, người lao động trong việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nội bộ ngành KSND” do VKSND tỉnh xây dựng. Việc quán triệt các văn bản bằng nhiều hình thức, kịp thời: quán triệt trực tiếp qua các hội nghị, cuộc họp giao ban; chuyển công khai qua hòm thư điện tử nội bộ ngành, các văn bản quản lý theo chế độ “mật” thì sao gửi trực tiếp cho các đơn vị.
Việc kiểm điểm thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với công chức, người lao động được rõ ràng hơn, thể hiện được 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm; các công chức hăng hái phát biểu tham gia ý kiến xây dựng nghị quyết, chất lượng các cuộc giao ban ngày càng được nâng lên;
Các đơn vị hai cấp sửa đổi Quy định về lề lối làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc trong cơ quan cho phù hợp các quy định mới, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật; việc sử dụng kinh phí được cấp, ưu tiên cho hoạt động chuyên môn trên cơ sở tiết kiệm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho CBCC trong đơn vị;
Thực hiện tốt công tác phân công, phân nhiệm đối với công chức; đánh giá công chức, người lao động theo quy định; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo theo kế hoạch của ngành, các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chú trọng đào tạo tại chỗ…
Chất lượng việc phối hợp tổ chức Hội nghị CBCC được nâng lên; các hoạt động công khai tài chính, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cán bộ công chức và giải đáp những vướng mắc, cải tiến lề lối làm việc…được chú trọng; tạo điều kiện để công chức, người lao động thực hiện quyền giám sát dưới nhiều hình thức;
Quan tâm đời sống, kịp thời động viên khích lệ Đảng viên, công chức và người lao động khắc phục khó khăn, yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
Công chức, người lao động tích cực đóng góp ý kiến vào các văn bản xin ý kiến trước khi ban hành; tham gia xây dựng các giải pháp công tác; tích cực tham gia các hoạt động khác trong việc thực hiện quy chế văn hoá công sở, quản lý cơ quan, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, việc thực hiên mối quan hệ công tác với các cơ quan hữu quan, trong việc giải quyết công việc của người dân; tích cực học tập các chuyên đề “về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về chỉnh đốn Đảng; nhiều công chức hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; không có công chức có hành vi sách nhiễu, lợi dụng vị trí công tác thực hiện hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành KSND;
Nhờ việc thực hiện tốt QCDC trên các lĩnh vực, Thủ trưởng các đơn vị coi trọng quyền của công chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đặc biệt là việc thực hiện tốt chính sách cán bộ, do vậy nội bộ các đơn vị đoàn kết, nhất trí cao; quyền và lợi ích chính đáng của công chức, người lao động được đảm bảo, thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, do vậy hàng năm các đơn vị đều có chi thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động. Việc thực thực hiện chính sách cán bộ, bố trí cán bộ, sắp xếp bộ máy làm việc đều có sự đồng thuận của công chức; công việc điều hành của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể đúng quy định của pháp luật; đại đa số lãnh đạo và công chức các đơn vị đều có ý thức vượt khó, chấp hành đúng quy định của pháp luật, quy chế nghiệp vụ, quy tắc ứng xử của ngành, thực hiện cơ bản tốt nghĩa vụ của công chức trong các lĩnh vực công tác và sinh hoạt...không có trường hợp nào vi phạm quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ phải bị xử kỷ luật …hàng năm các đơn vị hai cấp ngành Kiểm sát Hải Dương đều thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch công tác, nhiều đơn vị hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bên cạnh kết quả đạt được, qua công tác thanh tra, kiểm tra thấy còn một số hạn chế, thiếu sót, đó là:
Việc tổ chức quán triệt văn bản của Thủ trưởng một số đơn vị có việc chưa kịp thời; nhận thức của một số công chức và người lao động chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng về dân chủ và việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của ngành; việc thực hiện nhiệm vụ còn thụ động, chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm cá nhân, do vậy việc thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc còn kéo dài, chất lượng chưa cao.
Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện QCDC chưa rõ nét. Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của các đơn vị và các trang thiết bị làm việc của công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành….
Trong thời gian tới, Ngành kiểm sát Hải Dương tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của VKSND, trong đó có các biện pháp:
Tăng cường công tác đào tạo, nhất là đào tạo tại chỗ gắn nội dung thực hiện QCDC; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, gắn việc thực hiện dân chủ với công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ Ngành;
Tiếp tục quan tâm đến chế độ chính sách của công chức và người lao động, kịp thời động viên, khích lệ công chức, người lao động khắc phục khó khan, yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp tục tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của công chức, không ngừng nâng cấp thiết bị công nghệ để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay…
Vũ Quang Vinh Thanh tra, khiếu tố Viện KSND tỉnh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.