Viện KSND huyện Gia Lộc phối hợp tổ chức phiên tòa tự rút kinh nghiệm vụ án Dân sự về Tranh chấp chia di sản thừa kế.

Thứ tư - 05/04/2023 23:09

 

Ngày 29/3/2023, Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lộc phối hợp với Tòa án  cùng cấp tổ chức phiên tòa tự rút kinh nghiệm xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự về Tranh chấp chia di sản thừa kế giữa: nguyên đơn gồm: ông Đỗ Thế Đức- sinh năm 1943. Địa chỉ: Khu dân cư Ngà, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, ông Đỗ Thế Ba- sinh năm 1948. Địa chỉ: đường Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương và bà Nguyễn Thị Thu- sinh năm 1943. Địa chỉ: khu 4, ngách 33/36 Cô Đông, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương. Bị đơn: ông Đỗ Thế Cường – sinh năm 1942. Địa chỉ: Khu dân cư Ngà, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Cụ Đỗ Văn Lộ - sinh năm 1916 chết ngày 13/5/2005 và cụ Hoàng Thị Liệu- sinh năm 1917 chết ngày 09/11/2005 không để lại di chúc. Cụ Lộ, cụ Liệu sinh được 04 người con là ông Đỗ Thế Cường, ông Đỗ Thế Đức, ông Đỗ Thế Ba và Đỗ Thế Tám (chết năm 2010). Ông Tám có vợ là bà Thu, ông Tám và bà Thu có 02 người con là chị Đỗ Thị Như Hương và anh Đỗ Chung Hiếu. Sau khi chết cụ Lộ, cụ Liệu để lại thửa đất số 115, tờ bản đồ số 05, diện tích 180m2 địa chỉ: thôn Ngà, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc  được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Đỗ Văn Lộ, Hoàng Thị Liệu ngày 07/5/2003. Trên đất có ngôi nhà cấp 4 hiện ông Cường đang quản lý, sử dụng thửa đất trên. Nay ông Đức, ông Ba, bà Thu đề nghị Tòa án chia di sản thửa kế là quyền sử dụng mảnh đất trên cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật.

 Kiểm sát viên phát biểu quan điểm tại phiên tòa

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã thực hiện chức năng nhiệm vụ, kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng, chủ động đề nghị thẩm phán làm rõ các căn cứ, tham gia hỏi làm rõ nội dung khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu của bị đơn là đề nghị công nhận việc bị đơn có công sức trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ , bị đơn cung cấp bản di chúc về việc cụ Lộ, cụ Liệu để lại di sản thừa kế cho bị đơn và  bị đơn đề nghị truất quyền  thừa kế của các đồng nguyên đơn. Sau khi thẩm phán làm rõ các căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án, kiểm sát viên trình bày bài phát biểu quan điểm tại phiên tòa. Sau khi nghị án, trên cơ sở bài phát biểu của Kiểm sát viên, diễn biến phiên tòa, hồ sơ vụ án, căn cứ theo quy định của Luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật đất đai….. quan điểm của các đương sự và kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đảm bảo tính có căn cứ và phù hợp với quan điểm của Viện kiểm sát: chấp nhận 1 phần khởi kiện của đồng nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Ngoài ra các đương sự là người cao tuổi nên được miễn án phí…

Sau khi kết thúc phiên tòa, đơn vị đã tổ chức họp tự rút kinh nghiệm đối với Kiểm sát viên tham gia kiểm sát xét xử tại phiên tòa thông qua việc đóng góp ý kiến đối với những ưu điểm, khuyết điểm của Kiểm sát viên. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho những kiểm sát viên, kiểm tra viên tham dự phiên tòa và kỹ năng kiểm sát xét xử tại phiên tòa nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự khác./.

                                                                                                                  

Nguyễn Thị Thanh

Viện KSND huyện Gia Lộc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây