- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Đặt vấn đề: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội chỉ là 01 trong 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự; là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt. Nhưng là dấu hiệu định tội của nhiều tội danh, định khung tăng nặng quy định tại nhiều Điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự);
Nguồn hình ảnh: internet
Bộ luật hình sự không quy định thế nào là lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, quy định Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu định tội
Các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự; Điều 352 Bộ luật hình sự quy định: 1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật, Điều 377; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là cấu thành cơ bản (định tội) tại 03 điều luật: Điều 378 (Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù), Điều 381(Tội cản trở việc thi hành án) Điều 166 (Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo);
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tình tiết định khung hình phạt (định khung tăng nặng), được quy định tại khoản 2 của 44 điều luật và điểm e khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự (1)
Phân biệt lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội với Lạm dụng chức vụ quyền hạn
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, quy định:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật,
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện
Phân biệt lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội với Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật,
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội là sử dụng trái phép (mượn danh) tên, địa chỉ, hình ảnh của cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức để làm trái quy định của pháp luật. Nội dung này được quy định sau Lợi dụng chức vụ quyền hạn bằng từ “hoặc” tại các điểm đ khoản 2 Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), điểm d khoản 2 Điều 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), điểm b khoản 2 Điều 234 (Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã), điểm b Điều 243 (Tội hủy hoại rừng), điểm b khoản 2 Điều 244 (Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm);
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức được quy định là tình tiết định khung riêng tại các điểm đ khoản 2 Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), điểm d khoản 2 Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), điểm d khoản 2 Điều 253 (Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), điểm d khoản 2Điều 254 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy);
Thực tiễn có thể áp dụng đầy đủ tình tiết Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hay chỉ áp dụng một trong hai nội dung, nếu áp dụng thì mức độ (tăng nặng, giảm nhẹ) như thế nào?
Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định hành vi Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thôngđể phạm tội tại điểm b khoản 2 Điều 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), điểm b khoản 2 Điều 288 (Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông); Đây là hành vi của chủ thể đặc biệt- người có quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông.
Áp dụng tình tiết Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tộiNguyên tắc chung áp dụng tình tiết Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, khi tình tiết này không được sử dụng làm dấu hiệu định tội và trong trường hợp phạm tội với lỗi Cố ý.
Kết luậnLà tình tiết định tội hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì Lợi dụng chức vụ quyền hạn đều thuộc yếu tố Chủ thể trong Cấu thành tội phạm, liên quan đến Cá nhân (Người nào), không có pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có yếu tố Lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Việc áp dụng tình tiết Lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản để định tội hay quyết định hình phạt, phải căn cứ vào vụ án hình sự cụ thể, theo nguyên tắc Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng (Điều 52 khoản 2 Bộ luật hình sự); những vướng mắc, xung đột khi áp dụng tình tiết này cần phải được tổng hợp, giải đáp hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền./.
STT |
Điều luật (1) |
1 |
điểm b khoản 2 Điều 133 (Tội đe dọa giết người) |
2 |
điểm b khoản 2 Điều 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi), |
3 |
điểm b khoản 2 Điều 153 (Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi) |
4 |
điểm c khoản 2 Điều 154 (Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người) |
5 |
điểm c khoản 2 Điều 155 (Tội làm nhục người khác) |
6 |
điểm b khoản 2 Điều 156 (Tội vu khống), |
7 |
điểm b khoản 2 Điều 157 (Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật), |
8 |
điểm b khoản 2 Điều 158 (Tội xâm phạm chỗ ở của người khác), |
9 |
điểm a khoản 2 Điều 165 (Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới) |
10 |
điêm b khoản 2 Điều 167(Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân) |
11 |
điểm d khoản 2 Điều 177( Tội sử dụng trái phép tài sản), |
12 |
điểm e khoản 2 Điều 188 (Tội buôn lậu) |
13 |
điểm d khoản 2 Điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) |
14 |
điểm b khoản 2 Điều 190 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) |
15 |
điểm b khoản 2 Điều 191(Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) |
16 |
điểm c khoản 2 Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả |
17 |
điểm d khoản 2 Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm |
18 |
điểm d khoản 2 Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh |
19 |
điểm d khoản 2 Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hang giả là thức ăn dung để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi |
20 |
điểm b khoản 2 Điều 196. Tội đầu cơ |
21 |
điểm c khoản 2 Điều 200 Tội trốn thuế |
22 |
điểm b khoản 2 Điều 202. Tội làm,buôn bán tem giả, vé giả |
23 |
điểm c khoản 2 Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước |
24 |
điểm c khoản 2 Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng |
25 |
điểm c khoản 2 Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy |
26 |
điểm c khoản 2 Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy |
27 |
điểm c khoản 2 Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy |
28 |
điểm d khoản 2 Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy |
29 |
điểm c khoản 2 Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy |
30 |
điểm c khoản 2 Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy |
31 |
điểm c khoản 2 Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, |
32 |
điểm a khoản 2 Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy |
33 |
tại điểm b khoản 2 Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác |
34 |
điểm b khoản 2 Điều 301. Tội bắt cóc con tin |
35 |
điểm b khoản 2Điều 324 (Tội rửa tiền) |
36 |
điểm b khoản 2 Điều 337 (Tội có ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước) |
37 |
điểm a khoản 2 Điều 348. (Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép) |
38 |
điểm a khoản 2 Điều 349. (Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép) |
39 |
điểm d khoản 2 Điều 364. (Tội đưa hối lộ) |
40 |
điểm đ khoản 2 Điều 365. (Tội môi giới hối lộ) |
41 |
điểm b khoản 2 Điều 384. (Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu) |
42 |
điểm b khoản Điều 387. (Tội đánh tháo người bị bắt,bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù) |
43 |
điểm b khoản 2 Điều 388(Tội vi phạm quy định về giam giữ) |
44 |
khoản 2 Điều 389 (Tội che giấu tội phạm) |
Nguyễn Qung Trung VKSND tỉnh Hải Dương – P7 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.