- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Mặc dù có tầm quan trọng như trên, trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về việc xác định ngày chết của người tuyên bố một người là đã chết còn chưa thống nhất, dẫn đến cùng một sự kiện pháp lý như nhau nhưng cách giải quyết khác nhau, gây khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự.
Tại Điều 71 BLDS 2015 quy định:
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
Điều 68 BLDS quy định về tuyên bố mất tích:
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng….
Ảnh: Một phiên họp việc dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Chí Linh
Do quy định còn chưa được rõ ràng như trên nên trong thực tế hiện nay việc áp dụng quy định pháp luật để giải quyết các yêu cầu về tuyên bố một người là đã chết còn có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau về việc xác định ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, về vấn đề này hiện còn có 03 quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật.
Quan điểm thứ hai: ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết là ngày ngay sau ngày kết thúc các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 BLDS.
Quan điểm thứ ba: ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết là ngày biết được tin tức cuối cùng về người bị tuyên bố chết theo khoản 1 Điều 71 BLDS.
Theo quan điểm tác giả ngày chết của người bị tòa án tuyên bố là đã chết là ngày tiếp theo liền kề của ngày kết thúc các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 BLDS theo quan điểm thứ hai là phù hợp, bởi lẽ:
Thứ nhất: Tại khoản 2 Điều 71 BLDS năm 2015 quy định: Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Như vậy, tùy từng trường hợp, Tòa án cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 71 để xác định ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Quy định này đã phủ định việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai nếu Tòa án xác định ngày chết là ngày ngay sau ngày người bị biệt tích gặp tai nạn, thiên tai hoặc ngay sau ngày kết thúc chiến tranh... thì về nguyên tắc được hiểu từ thời điểm này quan hệ hôn nhân (nếu có) của họ đương nhiên chấm dứt từ thời điểm kết thúc chiến tranh; hoặc từ ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai đó chấm dứt hoặc từ ngày không còn tin tức xác thực là còn sống. Những tài sản do người vợ, hoặc chồng còn sống tạo ra sau thời điểm trên là tài sản riêng của người còn sống. Như vậy sẽ xảy ra mâu thuẫn với trường hợp nếu sau thời điểm nêu trên, đương sự (người có quyền, lợi ích liên quan) đề nghị Tòa án tuyên bố mất tích và sau đó giải quyết việc ly hôn. Vì sau khi Tòa án tuyên bố một người đã mất tích thì vợ, hoặc chồng họ mới thực hiện được thủ tục ly hôn và được Tòa án giải quyết cho ly hôn theo khoản 2 Điều 68 BLDS. Kể từ thời điểm Tòa án cho ly hôn, thì người vợ hoặc chồng còn sống mới được sở hữu riêng tài sản do mình làm ra. Những tài sản mà người vợ hoặc chồng còn sống có được trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung vợ chồng với người được coi là tuyên bố mất tích do vậy quan điểm thứ ba cũng không phù hợp.
Tác giả cho rằng việc xác định ngày chết của người tuyên bố là đã chết có ý nghĩa về mặt pháp lý, làm căn cứ để thay đổi, phát sinh, chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự khác. Vì vậy cần được xác định để các chủ thể liên quan có điều kiện thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình một cách thuận lợi nhất, do đó các trường hợp tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 71 BLDS cần được hiểu:
- Người bị Tòa án tuyên bố mất tích sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Người biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì ngày chết là ngày ngay sau khi kết thúc thời hạn 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Người bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì ngày chết là ngày ngay sau khi kết thúc thời hạn 02 năm đó mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Người biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì ngày chết là ngày ngay sau khi kết thúc thời hạn này 05 năm, ngày biết được tin tức cuối cùng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của BLDS.
Đến nay giữa các Tòa án, thậm chí giữa các Thẩm phán trong cùng một đơn vị Tòa án cũng chưa thống nhất về cách hiểu và áp dụng quy định này, dẫn đến còn nhiều khó khăn trong công tác kiểm sát việc giải quyết dân sự “Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” của Viện kiểm sát, để giải quyết vướng mắc này đề nghị cấp có thẩm quyền có hướng dẫn, giải đáp về xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết để áp dụng được thống nhất./.
Vũ Thị Lệ, Nguyễn Thị Hương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.