Cần quy định mở rộng đối tượng được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự

Thứ hai - 18/07/2022 00:07
Thực tế cho thấy số việc chưa có điều kiện thi hành án của một số trường hợp đặc biệt rất khó thi hành, kéo dài nhiều năm nhưng nhưng chưa đủ thời hạn, hoặc chưa chấp hành xong một phần nghĩa vụ để xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với Nhà nước.

Những trường hợp người phải thi hành án là người cao tuổi, người tàn tật hoặc người nghèo, cận nghèo,  trước đó khi Tòa án xét xử họ thì họ không thuộc trường hợp đó nên chưa được miễn nghĩa vụ chịu án phí, tiền phạt… Quá trình thi hành án, người phải thi hành án đủ tuổi thuộc trường hợp người cao tuổi, không có tài sản, thuộc hộ nghèo, bị tai nạn là người tàn tật…

Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước là việc Tòa án có thẩm quyền xem xét và quyết định việc người phải thi hành án không phải thi hành một số tiền cụ thể mà trước đó theo họ phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực. Việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước vừa thể hiện tính nhân đạo, khoan dung của Nhà nước đối với người phải thi hành án, vừa góp phần làm giảm các vụ việc thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước chưa có điều kiện thi hành. Quy định của pháp luật về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã được triển khai thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả trong việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước chưa cao do vậy việc thi hành án còn tồn đọng, kéo dài.

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì các trường hợp miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 61. Đối với các trường hợp này thì phải đảm bảo các điều kiện về thời hạn,  tài sản, thu nhập, số tiền đã nộp…và áp dụng cho tất cả những người phải thi hành án. Thực tế cho thấy số việc chưa có điều kiện thi hành án của một số trường hợp đặc biệt rất khó thi hành, kéo dài nhiều năm nhưng nhưng chưa đủ thời hạn, hoặc chưa chấp hành xong một phần nghĩa vụ để xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với Nhà nước. Những trường hợp người phải thi hành án là người cao tuổi, người tàn tật hoặc người nghèo, cận nghèo,  trước đó khi Tòa án xét xử họ thì họ không thuộc trường hợp đó nên chưa được miễn nghĩa vụ chịu án phí, tiền phạt… Quá trình thi hành án, người phải thi hành án đủ tuổi thuộc trường hợp người cao tuổi, không có tài sản, thuộc hộ nghèo, bị tai nạn là người tàn tật…

Ví dụ đối với trường hợp người phải thi hành án là ông Nguyễn Văn G, sinh năm 1948, phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy, năm 1998 bị Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà xử phạt 10 năm tù, hình phạt bổ sung là phạt tiền 100.000.000đ. Sau khi chấp hành hình phạt tù ông G về địa phương sinh sống, về điều kiện thi hành án ông G hiện nay ở cùng mẹ già 80 tuổi, vợ đã chết, thường xuyên đau ốm, không có nghề nghiệp tài sản gì. Quá trình thi hành án, Chi cục thi hành án xác định ông G chưa có điều kiện thi hành án. Tuy nhiên đến nay ông G là người già không có khả năng thi hành số tiền phạt trên và không thuộc trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo điều 61 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 của Điều 12 Nghị quyết 326/UBTVQH thì những trường hợp được miễn Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án bao gồm: Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật…

Do đó đối với những trường hợp “đặc biệt” này, nên mở rộng đối tượng được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với Nhà nước. Thiết nghĩ cần có văn bản hướng dẫn để giải quyết đối với những trường hợp này, việc chỉ quy định miễn nghĩa vụ án phí, tiền phạt đến giai đoạn xét xử là không đảm bảo quyền lợi cho người phải thi hành án trong giai đoạn thi hành án, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án tồn động, kéo dài, không có khả năng thi hành ở nhiều địa phương.

                                                                          Tiêu Thị Hồng
VKSND huyện Thanh Hà
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây