- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Trong bài trước nội dung, phạm vi tranh tụng đã được nhận diện, loạt bài viết này tập trung hoạt động của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa như: Công bố cáo trạng, xét hỏi, luận tội;
Điều 306 BLTTHS quy định trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Về công bố Bản cáo trạng: Theo quy định tại Điều 23 quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505 ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (quy chế 505), thì Kiểm sát viên phải công bố nguyên văn bản cáo trạng.
Để công bố bản cáo trạng nguyên văn, đảm bảo có người lắng nghe (nhất là Cáo trạng nhiều trang), chúng tôi cho rằng Kiểm sát viên phải nghiên cứu, phải đọc trước; phải ngắt câu, có thể bố trí lại dấu chấm, phảy mà không làm mất đi hoặc sai lệch nội dung, khi đọc; đối với những từ ngữ la tinh, nước ngoài, chữ viết tắt cần phiên âm ra tiếng việt có dấu, ví dụ: chất heroin = chất hê-rô-in; café = cà phê; Công ty THHH MTV = Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên…
Kiểm sát viên phải đứng thẳng, có khoảng nhìn lên, quan sát thái độ bị cáo, người tham dự phiên tòa, không được “chỉ nhìn vào văn bản”, giọng đọc cần rõ ràng, mạch lạc, không ngọng, lắp, vấp và phải có điểm nhấn tại các phần như Kết luận, Quyết định; nguyên văn không có nghĩa là đọc toàn bộ dấu chấm, phẩy, nơi nhận của văn bản mà nguyên văn là nguyên văn nội dung;
Đối với vụ án có nhiều Kiểm sát viên THQCT, KSXX thì Kiểm sát viên công bố Bản cáo trạng nên tự giới thiệu họ tên trước khi đọc và nói đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục làm việc khi đã công bố xong Cáo trạng;
Về ý kiến bổ sung Luật định, quy chế hướng dẫn: sau khi công bố bản cáo trạng, nếu có ý kiến Kiểm sát viên trình bày ý kiến bổ sung; có thể hiểu trình bày ý kiến không lệ thuộc văn bản có sẵn, nhưng Ý kiến bổ sung chỉ để làm rõ, bổ sung thêm nội dung của bản cáo trạng mà không làm thay đổi nội dung bản cáo trạng, không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Để làm được điều này yêu cầu Kiểm sát viên phải nghiên cứu Cáo trạng, đối chiếu tài liệu hồ sơ trong giai đoạn điều tra, truy tố và tài liệu được Tòa án gửi đến trước khi mở phiên tòa; đồng thời phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện trước khi thực hiện (trừ trường hợp ra phiên tòa mới nhận được tài liệu của TAND), thực tiễn thấy rằng Kiểm sát viên phát biểu Bị cáo đã bồi thường, đã hợp tác với cơ quan điều tra tố giác đồng phạm, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can, do chuyển biến chính sách pháp luật, nên hành vi của bị cáo phạm vào Điều luật nhẹ hơn…nhìn chung là các tình tiết, nội dung có lợi cho người bị buộc tội (bị cáo); Kiểm sát viên phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này;
Đối với vụ án do Tòa án cùng cấp trả lại yêu cầu điều tra bổ sung mà VKS giữ nguyên Quyết định truy tố (Bản Cáo trạng), thì sau khi công bố bản cáo trạng, Kiểm sát viên cần công bố văn bản của VKSND về việc VKSND không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung, tiếp tục truy tố bị cáo theo tội danh, điều luật tại Bản cáo trạng đã công bố tại phiên tòa;
Đối với vụ án do cấp Phúc thẩm hủy để xét xử lại theo thủ tục chung, thì Kiểm sát viên vẫn phải công bố cáo trạng và dẫn phần Quyết định của Bản án phúc thẩm để trình bày ý kiến giữ nguyên quan điểm truy tố;
Cần lưu ý Kiểm sát viên không được rút quyết định truy tố sau khi công bố Bản Cáo trạng; mặc dù đã phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự (căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) hoặc Điều 29 Bộ luật hình sự (căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) hoặc khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự (nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội), nhưng Tòa án đã mở phiên tòa, Kiểm sát viên phải tiến hành xét hỏi và chỉ được rút quyết định khi đã kết thúc phần xét hỏi; Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Viện trưởng, trước pháp luật. Thực tiễn thấy rằng, trong những trường hợp này phải thực hiện Điều 21 Quy chế 505, về việc rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa (Điều 285 BLTTHS), cụ thể: Kiểm sát viên phải vận dụng đề nghị Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để có thời gian báo cáo lãnh đạo Viện về căn cứ đó để xem xét, quyết định rút quyết định truy tố (rút toàn bộ quyết định truy tố hoặc rút một phần quyết định truy tố) và đề nghị tòa án đình chỉ toàn bộ vụ án hoặc đình chỉ vụ án đối với bị can được rút quyết định truy tố. Viện trưởng Quyết định việc rút quyết định truy tố;
Nguyễn Quang Trung P7- VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.