- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Tuy nhiên, việc xác định nơi cư trú và phạm vi bị cấm rời khỏi, hiện nay Bộ luật TTHS không quy định khái niệm “nơi cư trú” trong biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cũng như trong các vấn đề liên quan. Tại Điều 12 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. Từ đó, việc xác định phạm vi cấm đi khỏi nơi cư trú trong trường hợp này có nhiều quan điểm khác nhau.
Trong thực tiễn phát sinh trường hợp cụ thể như sau: “Nguyễn Văn A là bị can trong vụ án Đánh bạc, A là người có nhân thân tốt, nơi cư trú, lý lịch rõ ràng và đã làm cam đoan thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, tuy nhiên A có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và hiện tại A đang tạm trú và làm việc tại xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.
Quan điểm thứ nhất, để đảm bảo việc giám sát, quản lý bị can, bị cáo, nên sử dụng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh để ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và giao cho UBND thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh quản lý, theo dõi.
Quan điểm thứ hai, căn cứ vào nơi tạm trú tại xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương để ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và giao cho UBND xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương quản lý, theo dõi.
Quan điểm thứ ba, linh hoạt xử lý trong việc áp dụng phạm vi cấm đi khỏi nơi cư trú và thực hiện việc bị can có nguyện vọng được thể hiện quan điểm của mình cụ thể trong Giấy cam đoan.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ ba. Bởi lẽ nếu theo quan điểm thứ nhất, việc giao bị can cho UBND thị trấn Thứa, huyện Lương Tài quản lý, theo dõi thì hàng ngày nếu bị can có nguyện vọng đi làm tại địa bàn huyện Cẩm Giàng sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tương tự, nếu không linh hoạt xử lý mà áp dụng theo quan điểm thứ hai, có thể trong trường hợp bị can, bị cáo muốn trong thời gian giải quyết vụ án được sinh sống tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, dẫn đến cơ quan tố tụng đã xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo. Do vậy để cho người bị “Cấm đi khỏi nơi cư trú” được thể hiện nguyện vọng lựa chọn nơi để mình được áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú” ở đâu là cần thiết vừa tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh hoạt gia đình và cũng đảm bảo cho công tác giải quyết vụ án thuận lợi.
Vậy xin đưa ra nghiên cứu trao đổi, bàn luận để có đánh giá toàn diện đảm bảo xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Vũ Đức Anh, Lê Thanh Tùng Viện KSND huyện Cẩm Giàng |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.