Phạm vi áp dụng Điều 325 và điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS

Thứ ba - 14/04/2020 03:34

Phạm vi áp dụng Điều 325 và điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2017)“ là công cụ” hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng một số quy định cũng cần đánh giá kỹ từng khía cạnh để vận dụng sát, đúng pháp luật; một trong số quy định đó là: về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”  quy định tại điểm 0 khoản 1 Điều 52 BLHS và phạm vi áp dụng Điều 325 BLHS tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.


Ảnh minh họa nguồn Internet

Để áp dụng đúng quy định Điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS và Điều 325 BLHS 2017, cần tiếp cận những nội dung sau:

Thứ nhất về chủ thể

 Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội là 01 trong 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm 0 khoản 1 Điều 52 BLHS; Người phạm tội (kể cả họ dưới 18 tuổi) phải bị áp dụng tình tiết tăng nặng này khi xúi giục người khác  phạm tội (bị truy cứu trách nhiệm hình sự);

Điều 325 BLHS tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp: Chủ thể tội phạm: chỉ có người đủ 18 tuổi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (trái pháp luật, nhưng chưa cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Thứ hai là hành vi khách quan

- Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Xúi giục người dưới 18 tuổi trong vụ án có đồng phạm (người xúi giục, người bị xúi giục cùng cố ý thực hiện tội phạm, có sự bàn bạc, phân công thống nhất về phương thức, thủ đoạn, đối tượng phạm tội…)

Ví dụ: Nguyễn Văn A (17 tuổi) rủ Nguyễn Văn B (17 tuổi), trộm cắp điện thoại di động giá 10 triệu đồng của Chị C. A không trực tiếp lấy điện thoại mà chỉ cách thức cho B lấy được điện thoại mang về cho A. Tiền bán điện thoại A và B sử dụng chung.

- Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp, là tội độc lập, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này không cùng mục đích, ý chí với người dưới 18 tuổi phạm tội (không đồng phạm). Ngoài hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội, tương tự quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS; Điều 325 BLHS còn quy định các hành vi khác tác động đến người dưới 18 tuổi để họ phạm pháp hoặc sống sa đọa (đánh bạc, sử dụng chất kích thích, tụ tập sống bầy đàn, quán bar, vũ trường, quan hệ tình dục vị thành niên…), đó là: Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hình vi khác ép buộc. Chứa chấp người người dưới 18 tuổi phạm pháp (biết rõ người chưa thành niên là người phạm pháp vẫn cho ăn, ở, tạo điều kiện…).

Ví dụ: Nguyễn Văn A (20 tuổi), khi thấy Nguyễn Văn B (17 tuổi) hỏi vay tiền để chơi điện tử; A  bảo B trộm cắp điện thoại di động của Chị C. Nghe lời A, B lấy được điện thoại của chị C, bán được 5 triệu đồng và sử dụng hết. B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản; A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm a khoản 1 Điều 325 BLHS); Vụ án không có đồng phạm.

Từ phân tích trên, có thể thấy để áp dụng đúng Điều 325 và điểm o khoản 1 Điều 352 Bộ luật hình sự, ngoài việc nghiên cứu đánh giá toàn diện vụ án, vụ việc cụ thể, rất cần quan tâm đến tuổi của người có hành vi xúi giục, có hay không cùng cố ý thực hiện tội phạm? từ đó quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo  Luật định./.

                                                                                                                        Nguyễn Quang Trung
Phòng 7 VKSND tỉnh HD
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây