- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” Đây là quy định mới cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” thể chế hóa tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Nội dung nguyên tắc này được quy định tại các Điều luật tương ứng trong BLTTHS và mục V Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa từ Công bố cáo trạng Điều 306 đến Điều 325 BLTTHS Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa;
Nghiên cứu Điều 26 và các quy định liên quan của BLTTHS, xác định được nội dung của nguyên tắc này như sau:
Về phạm vi tranh tụng được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
Về chủ thể tranh tụng Người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên), người tham gia tố tụng (người bị buộc tội, người bị hại, người bào chữa người tham gia tố tụng khác) đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa;
Về phương pháp tranh tụng đảm bảo tính bình đẳng, chống độc quyền trong việc thu thập chứng cứ; Nếu như BLTTHS 2003 chỉ có Người tiến hành tố tụng được quyền thu thập chứng cứ, thì BLTTHS 2015 đã quy định Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, Người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập, đưa ra tài liệu đồ vật và yêu cầu;
Về cơ chế bảo đảm tranh tụng Người bị buộc tội được quyền biết đầy đủ các chứng cứ buộc tội đối với mình; họ được giao các Quyết định tố tụng liên quan đến việc buộc tội, được đọc, ghi chép bản sao tài liệu, tài liệu được số hóa sau khi kết thúc điều tra…
Về trình tự xét hỏi tại phiên tòa có quy định mới, nhằm tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của Kiểm sát viên, Thẩm phán; BLTTHS 2003 quy định tại Điều 207: khi xét hỏi thì chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. BLTTHS 2015 quy định tại Điều 307 khoản 1, khoản 2: Trong mọi trường hợp Chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đó quyết định người hỏi trước, người hỏi sau;
Về số lượng Kiểm sát viên tham gia tranh tụng BLTTHS 2003 quy định tối đa chỉ có hai Kiểm sát viên THQCT, KSXX tại phiên tòa. BLTTHS 2015 (Điều 289) không hạn chế số Kiểm sát viên tham gia tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, đối với những vụ án nghiêm trọng, có tính chất phức tạp có thể có nhiều Kiểm sát viên THQCT, KSXX tại phiên tòa;
Về trách nhiệm của Kiểm sát viên khi tranh tụng (Điều 322) đây là nội dung rất cụ thể, bắt buộc phải nắm chắc và thực hiện nghiêm túc, đó là việc Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, lập luận để tranh tụng đến cùng với từng ý kiến của người tham gia tố tụng; Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp
Về trách nhiệm của Tòa án trong tranh tụng (Điều 260)Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Bản án phải phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác.
Nguyễn Quang Trung P7 VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.