Thực hiện quyền kháng nghị khi kiểm sát quyết định của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự

Thứ sáu - 02/10/2020 03:03

Thực hiện quyền kháng nghị khi kiểm sát quyết định  của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự


Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử, trong đó có nhiệm vụ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án phải  ban hành quyết định để tổ chức hoạt động xét xử, giải quyết vụ án hình sự; các quyết định này thuộc đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân; đó là Nhóm Quyết định khi tổ chức hoạt động xét xử (quyền của Chánh án, Phó chánh án) Chánh án ra các Quyết định: Quyết định phân công (thay đổi) Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự  Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án. Nhóm Quyết định khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự (quyền của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng; Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh; Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án; Các Quyết định với tư cách Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Quyết định Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; Quyết định tạm giam bị cáo đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử cho đến khi kết thúc phiên tòa. (Tạm ngừng phiên tòa, không phải ra Quyết định nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết)

Quyết định thuộc đối tượng Kháng nghị của Viện kiểm sát Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, không phải tất cả các Quyết định do Tòa án ban hành đều thuộc đối tượng kháng nghị của Viện kiểm sát, mà chỉ có Quyết định chấm dứt, tạm chấm dứt hoạt động xét xử, đó là Quyết định tạm đình chỉ vụ án, Quyết định đình chỉ vụ án thuộc đối tượng kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân (Điều 361, Điều 362 BLTTHS).

Một số nội dung cần lưu ý khi kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ vụ án, Quyết định đình chỉ vụ án (1)

Về kiểm sát hình thức Quyết định Căn cứ Điều 281và Mẫu số 36-HS, Mẫu số 37-HS, Mẫu số 38-HS; Điều 282 và Mẫu số 39-HS, Mẫu số 40-HS của BLTTHS và Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP; Quyết định phải gửi cho VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh trong thời hạn 02 ngày đối với Viện KSND cùng cấp và cấp trên trực tiếp, 03 ngày đối với bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ; Đối với Quyết định tạm đình chỉ vụ án và bắt buộc chữa bệnh phải được gửi cho Cơ quan CSĐT Công an huyện để thực hiện, gửi cho Trại tạm giam nơi đang giam giữ bị cáo.

Về nội dung quyết định đình  

Kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ vụ án có 3 căn cứ tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 289 BLTTHS, bao gồm:  Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo (điểm b khoản 1 Điều 229 BLTTHS); đây là trường hợp sau khi VKS truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử, mới phát hiện có căn cứ để Tòa án Quyết định trưng cầu giám định và kết luận xác định được bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo; Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, quy định tại Điều 277 BLLTTHS (điểm c khoản 1 Điều 229 BLTTHS); Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, quy định tại Điều 277 BLLTTHS (điểm b khoản 1 Điều 281 BLTTHS). Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị (điểm c khoản 1 Điều 281 BLTTHS); Là trường hợp Tòa án phát hiện văn bản pháp luật có liên quan đến việc xét xử, có nội dung cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; có kết quả giải quyết này, Tòa án mới có thể tiếp tục xét xử vụ án được. Đây là quy định mới so với BLTTHS 2003.Việc xác định trường hợp nào cần kiến nghị, phải thận trọng, khách quan. Tạm đình chỉ vụ án thuộc nội dung bắt buộc phải thảo luận khi Nghị án (điểm a khoản 3 Điều 326 BLTTHS).

Kiểm sát Quyết định đình chỉ vụ án có 2 căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại Điều 282 BLTTHS, trong đó lưu ý: Trường hợp đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính (ví dụ bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo quy định tại Điều 155BLTTHS,  khoản 2, 3 Điều 29 Bộ luật hình sự), thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, thì Tòa án phải chuyển quyết định kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp đình chỉ vụ án, khi căn cứ Điều 29 Bộ luật hình sự (Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi có quyết định đại xá), Tòa án phải giải thích cho đương sự nội dung không có quyền yêu cầu bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử không có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án theo yêu cầu bị hại, cần vận dụng hướng dẫn tại Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của TAND tối caoTrường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

Thực hiện quyền kháng nghị của Viện kiểm sát

Phiếu kiểm sát Quyết định do Kiểm sát viên lập theo mẫu ban hành kèm theo Chỉ thị số 03 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKSND cấp huyện. Ngay sau khi nhận được Bản án, Quyết định từ Tòa án (từ ngày thứ 10 đến thứ 15 đối với Bản án, từ ngày thứ 01 đến ngày 07 đối với Quyết định). Phải phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động kiểm sát Bản án, Quyết định, trong đó phải có các nội dung sau: Nhận xét về thời hạn giao gửi; về thẩm quyền (thẩm quyền xét xử, thẩm quyền ký ban hành); Nhận xét về hình thức quyết định; Nhận xét về nội dung quyết định (thời hạn chuẩn bị xét xử, người tiến hành tố tụng, đương sự, nhận định, quyết định: Tội danh, hình phạt, biện pháp tư pháp, trách nhiệm dân sự, án phí, quyền kháng cáo…). Xác định rõ:có hay không vi phạm pháp luật; Vi phạm nội dung nào,điều luật nào, quy chế nào? Mức độ ra sao? Có hay không có căn cứ  kiến nghị ngay, kháng nghị phúc thẩm, mà tổng hợp kiến nghị.

Viện kiểm sát kháng nghị Quyết định theo thủ tục phúc thẩm đối với Quyết định tạm đình chỉ vụ án, Đình chỉ vụ án trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Khi có một trong các căn cứ sau:  Quyết định có vi phạm pháp luật về nội dung (lọt người, lọt tội, làm oan, không điều tra đầy đủ toàn diện…). Quyết định có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và vi phạm này phải xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nếu hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm, phải báo cáo Viện kiểm sát cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm

Nếu Quyết định có vi phạm pháp luật nhưng không xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trường hợp này cần kiến nghị đối với Tòa án.Đối với những vi phạm mang tính phổ biến, xảy ra ở nhiều cơ quan, đơn vị, vi phạm diễn ra trong thời gian dài thì tập hợp, tích lũy vi phạm để có kiến nghị tổng hợp hoặc kiến nghị chuyên đề, kiến nghị phòng ngừa.          
             (1)Nguồn tham khảo: Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 05/8/2020 của Viện KSND tối cao về Công tác kiểm sát bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhằm nâng cao số lượng chất lượng kháng nghị, kiến nghị và thông báo rút kinh nghiệm của Viện KSND. Hướng dẫn số 53/VKS-P7 ngày 04/02/2020 của Viện KSND tỉnh về Hướng dẫn kiểm sát Bản án, Quyết định hình sự sơ thẩm của TAND cấp huyện,

                                                                                                             Nguyễn Quang Trung
Phòng 7, VKSND tỉnh Hải Dương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây