Tìm hiểu quy định: Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Thứ tư - 20/07/2022 04:14

Tìm hiểu quy định: Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS) quy định Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Nguồn ảnh: Internet

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS)  người bào chữa được tham gia tố tụng ngay từ khi cơ quan tiến hành tố tụng, áp dụng các biện pháp tố tụng đầu tiên liên quan đến quyền con người, quyền công dân- đây là việc  cụ thể hóa Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa.

- Đối tượng có quyền bào chữa: Người bị buộc tội, gồm có Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can những người này có thể bị bắt quả tang, bắt truy nã, bắt tạm giam; có thể bị tạm giữ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt quả tang, bắt truy nã, đầu thú, tự thú.

- Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

- Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

+ Khi có quyết định khởi tố bị can;

+Khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+Khi có Quyết định tạm giữ;

+Khi Kết thúc điều tra trong trường hợpcần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Trách nhiệm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số nhiệm vụ điều tra, cơ quan quản lý người bị tạm giam

+Giải thích quyền được bào chữa cho người bị buộc tội;

+Chỉ định người bào chữa cho Người bị buộc tội theo Luật định;

+ Chuyển đơn yêu cầu người bào chữa cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Nếu yêu cầu bào chữa của người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giam phải có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu bào chữa cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận đơn (khoản 2 Điều 75 BLTTHS);

+Cấp giấy đăng ký bào chữa cho người bào chữa, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi  nhận đủ các loại giấy tờ theo quy định (trừ trường hợpcần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, việc quyết định thuộc Viện trưởng Viện kiểm sát);

+Thông báo thời gian, địa điểm làm việc với người bị buộc tội để Người bào chữa tham gia hoạt động bào chữa; các tài liệu điều tra (biên bản ghi lời khai, hỏi cung, đối chất, nhận dạng…) liên quan đến người bị buộc tội khi có người bào chữa, phải có sự tham gia ký nhận của người bào chữa.

Như vậy Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn và quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đảm bảo quyền được bào chữa của Người bị buộc tội được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn.

                                                         Nguyễn Quang Trung
Phòng 7- VKSND tỉnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây