- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Đây đều là các loại ma túy tổng hợp có khả năng gây nghiện và tạo ảo giác mạnh. Điều đáng nói là các loại ma túy này chưa từng xuất hiện trước đây, chưa có tên trong danh mục cấm khiến cho việc ngăn chặn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nguy hiểm hơn là các đối tượng đã dùng thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, đó là đưa chất ma túy vào các thực phẩm chức năng, không những vậy mà các đối tượng còn nhắm vào người sử dụng là người chưa thành niên, học sinh, sinh viên. Do các chất ma túy này chưa được quy định trong danh mục các chất ma túy mà Việt Nam quy định, nên việc xử lý hình sự của các cơ quan tố tụng, hết sức khó khăn.
Ví dụ: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/01/2023 tại thị trấn K huyện TK, tổ công tác Công an huyện TK phát hiện bắt quả tang Nguyễn Văn T có hành vi cất giấu trong người 06 hộp bên ngoài có chữ Sunday-Fly trong có 02 viên Chocolate chill được bọc bằng giấy bạc, thu giữ tại nhà T 08 hộp có đặc điểm như trên, tổng khối lượng là 120 gam. Qua xác minh T khai nhận đây là loại ma túy mà trước đó T mua của 1 người đàn ông không rõ tên, địa chỉ 14 hộp với giá 100.000 đ/1 hộp mục đích về để bán lại kiếm lời, T cất giấu ở nhà, sau đó cầm đi 06 hộp để bán, thì bị phát hiện bắt giữ. Ngoài ra T khai nhận trước đó đã được sử dụng thử loại ma túy này và đã mua 01 hộp bán cho anh C, đồng thời T cũng vào mạng xã hội tìm hiểu, thì biết loại chocolate chill này có tẩm chất cần sa, nên T nhận thức đó là chất ma túy và đã mua về để bán lại kiếm lời. Tại bản kết luận giám định xác định có chất ADB-4en-PINACA trong mẫu giám định.;'ADB-4en-PINACA có tác dụng gây ảo giác tương tự hoạt chất delta9-THC có trong Cần sa tổng hợp, tuy nhiên chất này không nằm trong danh mục chất ma tuy do Chính phủ ban hành.
Hiện nay có nhiều quan điểm về xử lý vụ việc nêu trên.
Quan điểm thứ nhất: Xác định hành vi của T đã đủ yếu tố cấu thành tội: Mua bán trái phép chất ma túy, theo khoản 1 điều 251 BLHS, vì:
Theo quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, thì "... Nếu chất giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với tội phạm ma túy."
Đồng thời tại mục 5 Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn " ...nếu theo kết luận giám định chất thu giữ không phải là ma túy, nhưng người thực hiện hành vi mua bán, trao đổi... ý thức đó là chất ma túy thì bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 điều 251 Bộ luật hình sự, nếu không có tình tiết định khung tăng nặng khác."
- Quan điểm thứ 2: Hành vi của T không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về ma túy, không phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy vì: Tại bản kết luận giám định đã kết luận: không tìm thấy chất ma túy và tiền chất ma túy. ( chất ADB-4en-PINACA không nằm trong danh mục chất ma tuy do Chính phủ ban hành). Đồng thời việc chứng mình ý thức chủ quan của người bán ma túy là rất khó khăn, nay khai thế này mai khai khác, nên không thể coi đó là chứng cứ vững chắc để xử lý.
Mặc dù Thông tư liên tịch số 17 và Công văn số 89 có hướng dẫn, tuy nhiên Thông tư liên tịch số 17 là hướng dẫn thực hiện các loại tội phạm về ma túy, theo quy định của BLHS năm 1999, nên không thể áp dụng thực hiện BLHS năm 2015, đồng thời công văn số 89 của TANDTC chỉ là văn bản giải đáp vướng mắc cho ngành Tòa án, chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Để có biện pháp đấu tranh triệt để và hiệu quả tội với tội phạm về ma túy, thì đề nghị các cơ quan tư pháp Trung ương cần có hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn đối với những loại hành vi như trên, ví dụ như: Nếu chất thu giữ không phải là chất gây nghiện, gây ảo giác thì không xử lý về hình sự; nếu chất thu giữ là chất gây nghiện, gây ảo giác và có thành phần của các chất ma túy nằm trong danh mục chất ma túy tại Việt Nam, thì xử lý hình sự. Có như vậy thì mới đảm bảo việc tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội./.
Vũ Hoàng Ninh VKSND huyện Tứ Kỳ |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.