Bông hồng thép- Nhà nại giao xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Thứ hai - 08/03/2021 22:33

Bông hồng thép- Nhà nại giao xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Bình, sinh nǎm 1927 tại Sa-đéc, tỉnh Đồng Tháp; quê quán ở tỉnh Quảng Nam; cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh, nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX.

Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, bà sớm tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của đất nước (1945). Bà là một trong những người lãnh đạo phong trào Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn; tham gia lãnh đạo phong trào học sinh, sinh viên, phong trào phụ nữ cấp tiến với cái tên "Yến Sa", "Yến đẹp"; tham gia  tích cực phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình của giới trí thức. Bị bắt và bị tù giam tại khám Chí Hoà (1951-1953). Là Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), rồi Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Trưởng Phái đoàn đàm phán tại Hội nghị quốc tế Pa-ri về Việt Nam, làm một trong bốn bên ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam nǎm 1973. Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ CHXHCN Việt Nam 1976-1987. Từ nǎm 1992 đến 2002 là Phó chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Pari năm 1973

Sinh ra trong một gia đình gia giáo, được giác ngộ và trưởng thành trong phong trào Cách mạng của quần chúng, Nguyễn Thị Bình là người phụ nữ thông minh, duyên dáng, khiêm nhường và có tài thuyết phục. Trong hoạt động ngoại giao khi tiếp xúc với các nguyên thủ  quốc gia, với các chính khách cũng như đông đảo nhân dân khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ la-tinh..., bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế. Đặc biệt ở thời điểm 1969-1975, với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Nguyễn Thị Bình đã đi thǎm nhiều nước trên thế giới để tuyên truyền, vận động các nước ủng hộ cuộc đấu tranh đòi hòa bình, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Bà đã góp phần xứng đáng làm sáng tỏ sự nghiệp chính nghĩa của một dân tộc "thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Cho đến nay nhân dân Việt Nam và nhân dân nhiều nước đều đánh giá phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam chống chiến tranh xâm lược trong những nǎm 60, đầu những nǎm 70 của thế kỷ 20 mạnh mẽ, sâu rộng chưa từng có trong lịch sử.

Bà Nguyễn Thị Bình bắt tay ông tác giả Cộng Sản Pháp Louis Aragon, tại một cuộc họp hàng năm ở Ba Lê của Hội Đồng National Writers. AP Wirephoto, 1968. Nguồn: sưu tầm Internet

Vai trò và sự đóng góp của vị "sứ giả hoà bình" Nguyễn Thị Bình là một biểu tượng sáng giá của Việt Nam ở những nǎm cuối thế kỷ XX. Với phong cách ngoại giao tài tình, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trên bàn đàm phán cùng với dáng vẻ duyên dáng của mình bà được ví là “bông hồng thép” trên mặt trận ngoại giao trong một thời điểm lịch sử hào hùng. Là biểu tượng cho phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, trong thời gian làm ngoại giao cũng như sau này lãnh đạo đất nước bà luôn giành được sự thiện cảm, khâm phục kính trọng của các chính khách, giới báo chí ngay cả những người bên kia chiến tuyến.

                                                                               Nguyễn Văn Nhiệm
VKSNDTP Hải Dương (sưu tầm)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây