- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Áo dài Việt Nam được coi là trang phục truyền thống quốc gia đặc biệt. Áo dài là đề tài sáng tác trong rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Nó tôn lên giá trị vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Việt Nam. Khẳng định được mình trên làng thời trang thế giới. Trải qua biết bao thế hệ, tà áo dài hiện đại có những thay đổi để phù hợp với xu thế thời trang và nhu cầu ăn mặc của con người nhưng nó vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa của đất nước nghìn năm văn hóa của dân tộc ta.
Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.
Thế kỉ 17: Áo giao lãnh
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Thế kỉ 18- đầu thế kỉ 20: Áo tứ thân
Để tiện lợi hơn cho người phụ nữ trong việc đồng án, buôn bán, người xưa đã tạo ra áo tứ thân gọn gàng với 2 vạt trước rời nhau và có thể buộc lại, 2 vạt sau may liền lại với nhau thành 1 tà.
Áo dài ảnh hưởng phương Tây
Đến thế kỉ 20, vào khoảng thập niên 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây bắt đầu xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Áo dài được thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ, tinh tế và thu hút hơn.
Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Với lịch sử phát triển từ ngàn năm trước, áo dài Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của tà áo dài Việt Nam. Ngày nay, áo dài được thiết kế phải dựa trên nền vải mượt mềm như lụa, đảm bảo rằng không chỉ mang màu sắc biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam mà còn giúp cho bạn bè thế giới biết đến người Việt Nam nhiều hơn thông qua tà áo dài.
Nguyễn Thanh Thiện (sưu tầm) Viện KSND Tp Chí Linh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.