Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm sát xét xử hình sự

Thứ tư - 09/02/2022 03:43

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân và bảo đảm nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, là một trong các nhiệm vụ trọng tâm công tác kiểm sát năm 2022 của ngành Kiểm sát Hải Dương.

Ngay từ đầu năm, Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự (Phòng 7), đã xây dựng Chương trình công tác, xác định Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự là một nhiệm vụ trọng tâm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự năm 2022; nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019, chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản của ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 139/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao. Nhiều biện pháp, giải pháp công tác đã được xây dựng để triển khai, tổ chức thực hiện chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, đó là:

Thứ nhất;  Khai thác sử dụng hiệu quả phần mềm thống kê, phần mềm quản lý nghiệp vụ quản lý án hình sự,ứng dụng tin học văn phòng trong hoạt động báo cáo, thống kê; sử dụng chữ ký số; Số liệu nghiệp vụ được cập nhật bảng biểu có tính liên thông cao; thuận lợi khai thác sử dụng; kịp thời báo cáo đến Lãnh đạo Viện, cung cấp, phối hợp với đơn vị liên quan theo yêu cầu công tác;

Thứ hai; Tăng cường ứng dụng khi lập hồ sơ kiểm sát: trích cứu, tổng hợp, lập sơ đồ báo cáo; sử dụng tiện ích Slide khi thuyết trình, báo cáo tập trung chứng cứ gỡ tội, buộc tội, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự;

Thứ ba; Số hoá hồ sơ vụ án hình sự và Công bố tài liệu chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên toà hình sự (trình chiếu) khi xét hỏi, tranh luận. Đơn vị đã tham mưu Lãnh đạo VKSND tỉnh ban hành hướng dẫn số 04/HD-VKS-P7 ngày 13/01/2022, chỉ đạo các đơn vị hai cấp kiểm sát, thực hiện công tác tổ chức phiên tòa  rút kinh nghiệm; số hóa hồ sơ và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa năm 2022, theo đó:

Nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn của VKSND tối cao về quy trình số hoá hồ sơ (Công văn số 636/VKSTC-C2 ngày 22/2/2019); phải số hóa các vụ án đưa ra xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; cần số hóa hồ sơ phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Tài liệu số hóa là những tài liệu đảm bảo tính hợp pháp, được thu thập theo quy định tại Điều 88 khoản 5, Điều 133 BLTTHS, tính khách quan: không được dùng kỹ thuật để tẩy xóa, viết thêm, sửa chữa. Các đơn vị chỉ được sử dụngthiết bị chuyên dụng được trang cấp (Máy potocopy, máy Scan), để quét tài liệu có trong hồ sơ chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy, hình ảnh, âm thanh sang dạng chữ hoặc hình ảnh và được lưu trữ trên máy tính xách tay của đơn vị (không dùng điện thoại thông minh để số hóa); Nghiêm cấm việc lộ lọt tài liệu, bí mật điều tra do không thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng văn bản, tài liệu mật.

Kiểm sát viên công bố và công bố tài liệu bằng hình ảnh tại phiên tòa nhằm bảo đảm sự thuyết phục trong quá trình xét xử và tranh tụng, bắt buộc phải công bố tài liệu bằng hình ảnh tại phiên tòa: phiên toà tự rút kinh nghiệm (từ 02 phiên toà trở lên); 100% tại phiên tòa rút kinh nghiệm mở rộng, phiên tòa rút kinh nghiệm truyền hình trực tuyến, các vụ án khi cần thiết cho việc tranh tụng do Lãnh đạo đơn vị quyết định.

Thứ tư; Để sử dụng hiệu quả biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai đương sự đã ghi âm hoặc ghi hình có âm thanhtheo quy định Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018,, Thực hiện  ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên toà, đơn vị đã tham mưu Lãnh đạo Viện KSND tỉnh ban hành Hướng dẫn (tạm thời) số 11/HD-VKS-P7 ngày 21/12/2021, yêu cầu Viện trưởng VKSND cấp huyện, Thủ trưởng các đơn vị cấp phòng VKSND tỉnh: Chủ động mua sắm, sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình; sửa chữa cải tạo phòng hỏi cung theo quy định. Kiểm tra ngay số lượng, chất lượng, cấu hình các trang thiết bị đã cấp phát để sử dụng hiệu quả;  Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế, nghị quyết phối hợp với Cơ quan Công an, Tòa án cùng cấp, để nâng chất lượng hoạt động ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; tranh thủ sự chỉ đạo của Cấp ủy, hỗ trợ kinh phí của chính quyền địa phương cho hoạt động ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong công tác điều tra, truy tố, xét xử; Tập trung thực hiện việc ghi âm khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự người làm chứng, bị hại, đương sự, theo đúng Quy trình 264 ngày 21/7/2020, trong các trường hợp quy định tại Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao; thực hiện ghi hình có âm thanh đối với trường hợp thật sự cần thiết khác theo yêu cầu của việc giải quyết vụ án; Lưu trữ dữ liệu, quản lý, sử dụngkết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2018;

Thứ năm; Kịp thời triển khai Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Tổ chức phiên toà trực tuyếntừ ngày 01/02/2022;đơn vị đã tham mưu Lãnh đạo Viện KSND tỉnh ban hành Hướng dẫn (tạm thời) số 12/HD-VKS-P7 ngày 30/12/2021, yêu cầu Viện trưởng VKSND cấp huyện, Thủ trưởng các đơn vị cấp phòng VKSND tỉnh, quán triệt, tổ chức thực hiện đúng, đủ quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định tạiThông tư liên tịch số 05/2021/TTL-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày15/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ phiên toà trực tuyến; xác định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà trực tuyến;

Thứ sáu; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, đó là phải thực hiện nghiêm Luật bảo vệ Bí mật nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin nâng chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, nhưng nghiêm cấm việc lộ lọt, phát tán thông tin, bí mật trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự- Đây là yêu cầu hàng đầu khi thực hiện công tác kiểm sát;

Với những giải pháp nêu trên, Phòng 7-VKSND tỉnh Hải Dương, tin tưởng thực hiện chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2022./.

                                                                                  Nguyễn Quang Trung
Phòng 7- VKSND tỉnh Hải Dương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây