Những kết quả nổi bật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức 7 tháng đầu năm 2022

Thứ hai - 25/07/2022 10:18

Những kết quả nổi bật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức 7 tháng đầu năm 2022

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 70/KH-VKSTC ngày 10/6/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 21/KH-VKSTC ngày 23/02/2022 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân năm 2022, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn quan tâm, chú trọng, xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong công tác tổ chức cán bộ và đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là trong hình hình dịch bệnh Covid 19 còn nhiều diễn biến phức tạp.

(Ảnh tư liệu: KSVCC Phạm Thị Tuyết- Trưởng phòng 2, Vụ 10 giảng dạy lớp Bồi dưỡng kỹ KS việc giải quyết VA hành chính đối với các QĐ trong lĩnh vực QLNN về đất đai cho KSV, KTV

Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên.

Kết quả trong 7 tháng đầu năm (12/2021 đến nay), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã cử 58 lượt công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát theo kế hoạch tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, của địa phương tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại địa phương bằng hình thức trực tuyến như: Phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ như: Lớp “Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính đối với các quyết định trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai” đối với 51 công chức; lớp “Tập huấn một số kỹ năng kiểm sát thi hành án hình sự, thi hành án dân sự” đối với 57 công chức; lớp Tập huấn một số kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án về một số tội phạm cụ thể đối với 60 công chức; lớp “Bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” đối với 60 công chức. Phối hợp với Sở Thông tin và truyển thông mở lớp “Tập huấn kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền” đối với 57 công chức, lớp “Tập huấn Chuyển đổi số” đối với 80 công chức để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức. Ngoài ra, còn cử nhiều công chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tuyển sinh của các cơ sở đào tạo khác.

 

(Ảnh tư liệu: Chuyên gia Dương Tú Anh - Sở Thông tin truyền thông giảng dạy lớp tập huấn Chuyển đổi số)

Việc chọn cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài Ngành (chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh…) đều đảm bảo đúng chỉ tiêu, đối tượng theo quy định Đảng, của Nhà nước và của Ngành.

Bên cạnh việc phối hợp tổ chức lớp, đơn vị còn đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo tại chỗ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phân công lãnh đạo, Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn, công chức mới được tuyển dụng hoặc mới bổ nhiệm giữ chức danh tư pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ; tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; thực hiện việc điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, tạo điều kiện cho cán bộ, Kiểm sát viên giỏi một lĩnh vực, biết nhiều lĩnh vực.

Toàn ngành hiện có 188 công chức, trong đó 168 công chức nghiệp vụ kiểm sát. Về trình độ chuyên môn: có 01 Tiến sỹ Luật (0,53%), 33 Thạc sỹ Luật (17,5%), 134 Cử nhân Luật (71,3%). Về trình độ lý luận chính trị: có 40 người trình độ cao cấp (21,3%), 105 người trình độ trung cấp (55,8%); về quản lý Nhà nước: 02 người được bồi dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp (1,10%), 88 người được bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính (46,8%); về bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng: 79 công chức (là lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cán bộ quản lý cấp phòng và công chức trong nguồn quy hoạch lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cán bộ quản lý cấp phòng) đã được bồi dưỡng; cơ bản lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cán bộ quản lý cấp phòng đã được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.

Trong thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, đảng viên; tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mở tại địa phương các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng bắt buộc 05 ngày/năm; xây dựng các chuyên đề tập huấn, rút kinh nghiệm nghiệp vụ, với mong muốn rèn luyện đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp và nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn hiện nay./.

                                                       Phạm Thị Liên  
Phòng 15 VKSND tỉnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây