- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên cơ sở theo dõi, kiểm sát các hồ sơ, bản án xét xử sơ thẩm án hình sự của cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổng hợp, ban hành một số Kiến nghị đến Chánh án TAND tỉnh về một số nội dung tồn tại trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện như:
1. Thực hiện quy định về phân công người tiến hành tố tụng
Qua kiểm tra hồ sơ xét xử sơ thẩm thấy nhiều Tòa án nhân dân cấp huyện, không có Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; như vậy đã thực hiện không đầy đủ Điều 38 khoản điểm b BLTTHS 2003 và Điều 44 BLTTHS 2015;
2. Thực hiện quy định về công bố bản án.
Ngày 16/3/2017 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP, theo đó kể từ ngày 01/7/2017, các Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị phải được Chủ tọa phiên tòa công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này có hiệu lực pháp luật; (Điều 6 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP); Kết quả kiểm sát, xác định một số bản án có hiệu lực pháp luật chưa được Chủ tọa phiên tòa công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (có danh sách kèm theo);
3. Lập biên bản không đúng quy định tại Điều 133 BLTTHS khi giao nhận tài liệu trong giai đoạn xét xử
Trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, Tòa án nhân dân đã lập biên bản tiếp nhận tài liệu do người tham gia tố tụng cung cấp hoặc giao tài liệu cho những người tham gia tố tụng hoặc biên bản làm việc nhưng có Biên bản không ghi thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; không ghi rõ ngày, tháng năm địa điểm nhận tài liệu; cá biệt có biên bản không ghi nội dung lập biên bản mà chỉ có chữ ký của bị cáo, người tham gia tố tụng
Như vậy là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng...........
4. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú không đúng quy định tại Điều 44, 45 BLTTHS;
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam (điểm a khoản 2 Điều 45); Qua kiểm sát xác định có 02 vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án không được Chánh án phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, nhưng vẫn ra Lệnh Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị cáo trong giai đoạn xét xử.
5. Quyết định xử lý vật chứng không đúng quy định tại Điều 106 BLTTHS
- Khi xử lý vật chứng là ma túy trong một số vụ án về tội ma túy, phải tịch thu số ma túy là vật chứng của vụ án theo quy định tại điểm a khoản Điều 47 BLHS, tuy nhiên một số bản án hình sự sơ thẩm quyết định tịch thu tiêu hủy 01 phong bì đựng.... hoặc bên trong chứa... (ma túy), là không chính xác ( phải quyết định tịch thu tiêu hủy số ma túy đựng trong phong bì , chứ không phải tịch thu tiêu hủy phong bì...)
6. Thực hiện không đầy đủ, đúng việc giao bản án theo Điều 262 BLTTHS
- Thực hiện không đầy đủ về việc giao bản án hình sự sơ thẩm đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
BLTTHS 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018 tuy nhiên trong tháng 01/2018, Tòa án nhân dân cấp huyện đã xét xử sơ thẩm và ban hành 73 Bản án hình sự ; nhưng có 51 Bản án không được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm, là vi phạm quy định tại Điều 262 BLTTHS.
- Không gửi bản án cho Cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp: Nhiều bản án của TAND cấp huyện tại phần nơi nhận của bản án chỉ ghi gửi cho Công an cùng cấp, mà không gửi cho Cơ quan điều tra cùng cấp, là thực hiện không đúng Điều 262 BLTTHS
Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ( BLTTHS) quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho...., Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, .....
( Mỗi nội dung kiến nghị đều có danh sách cụ thể các vụ án kèm theo)
Việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành những nội dung Kiến nghị nêu trên đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và phù hợp với thực tiễn, phòng ngừa những vi phạm khác có thể xảy ra. Nhiều nội dung Kiến nghị của VKSND tỉnh Hải Dương đã được Chánh án TAND tỉnh Hải Dương quán triệt, ra văn bản chỉ đạo trong 2 cấp ngành Tòa án Hải Dương để rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật./.
Phạm Thị Yến Phòng 7 VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.