- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của công nghệ thông tin đã đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường nếu công tác bảo mật, an ninh, an toàn thông tin của mỗi quốc gia không được quan tâm, chú trọng. Việc để lộ, lọt, mất an ninh, an toàn thông tin còn ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống chính trị - kinh tế, văn khóa – xã hội, thậm trí còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của mỗi quốc gia.
Các thế lực phản động luôn lợi dụng, thông qua môi trường mạng để xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm chống phá Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhất là trong tình hình hiện nay khi Đại hội đảng các cấp đang diễn ra tiến tới Đại hội đảng toàn quốc.
Công tác bảo mật, an ninh, an toàn thông tin trong ngành kiểm sát Hải Dương những năm qua tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo sát sao, do đó không để lộ, lọt thông tin, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ngành và cấp ủy địa phương giao.
Để thực hiện tốt công tác bảo mật, an ninh, an toàn thông tin trong thời gian tới công chức ngành kiểm sát Hải Dương cần thiết phải thực hiện một số giải pháp, biện pháp như sau:
- Quản lý chặt chẽ Modem mạng internet tổng của đơn vị (Modem là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã tín hiệu số): Cấu hình Modem với mật khẩu đăng nhập mạnh (là mật khẩu có độ dài từ 8 ký tự trở lên, bao gồm chữ in hoa, chữ thường, chữ số và ký tự đặc biệt); kích hoạt chức năng tường lửa ở mức cao.
- Các máy tính cá nhân phải cài đặt mật khẩu mạnh, kích hoạt chức năng tường lửa bảo vệ, các phần mềm ứng dụng, hệ điều hành thưởng xuyên cập nhật phiên bản, các bản vá lỗi mới nhất. Không sử dụng phiên bản hệ điều hành, phần mềm đã lỗi thời không được nhà sản xuất hỗ trợ kỹ thuật. Máy tính cần được cài phần mềm diệt virus bản quyền. Máy tính soạn thảo, lưu trữ tài liệu mật không được kết nối internet.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động…); không được sử dụng các thiết bị có lưu trữ tài liệu mật để kết nối với máy tính có truy cập internet.
- Đối với thiết bị mạng không dây (wifi), người dùng phải cài đặt mật khẩu mạnh.
- Phòng chống mã độc (Mã độc là một loại phần mềm hệ thống do các tay tin tặc tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính, khi lây lan vào máy tính có thể lấy cắp dữ liệu, theo dõi hoạt động, bị lợi dụng tấn công đối tượng khác và phá hoại dữ liệu của người dùng) bằng cách: không mở các tệp tin đính kèm thư điện tử nhận được từ một nguồn lạ, từ địa chỉ không rõ ràng; không sử dụng các phần mềm bẻ khóa, không có bản quyền, không truy cập các trang web không liên quan đến công việc, những trang web nội dung không lành mạnh…
- Không sử dụng dịch vụ trực tuyến trên internet để lưu trữ tài liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật của ngành; việc trao đổi thông tin bí mật trên mạng phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật cơ yếu: “Thông tin bí mật nhà nước được truyền bằng các phương tiện thông tin, viễn thông phải được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu”.
- Việc trao đổi văn bản, tài liệu điện tử của cơ quan (kể cả tài liệu tham khảo) chỉ thực hiện trên hệ thống thư điện tử nội bộ của ngành hoặc trên các phần mềm ứng dụng của ngành; không sử dụng hòm thư điện tử cá nhân hay mạng xã hội như gmail, yahoo… để trao đổi tài liệu chuyên môn.
- Đối với phần mềm ứng dụng, người sử dụng phải giữ bí mật tài khoản được giao, không để chế độ tự động đăng nhập, không lưu mật khẩu cho đăng nhập lần sau.
- Đối với việc số hóa hồ sơ vụ án cần có máy tính riêng để thực hiện số hóa, máy tính này cần đặt mật khẩu, kích hoạt chế độ tường lửa, cài phần mềm diệt virus bản quyền và đặc biệt không được kết nối mạng internet.
Đặng Văn Khoa, Vũ Đình Thụy Văn phòng tổng hợp |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.