Làm gì để bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Thứ tư - 19/09/2018 22:56

Làm gì để bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em: Ngày nay với sư phát khiển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hộ kết nối lớn cho chúng ta. Sức hút mạnh mẽ của mạng xã hội khiến nó ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của con người. Con người đã và đang tiếp cận, sử dụng các trang mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm, trao đổi thông tin hữu ích trong học tập, chia sẻ, kết nối bạn bè…Qua mạng xã hội chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội zalo,facebook và kênh live trực tuyến, trang youtobe. Mạng xã hội trở lên gần gũi và phổ biến với tất cả moi người trong đó trẻ em cũng được cha mẹ cho sử dụng, tiếp cận rất sớm. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin môt cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lớp.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy bên cạnh những tác động tích cực và hữu ích của các trang mạng xã hội mang lại, thì không tránh khỏi những tác động tiêu cực, đặc biệt là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ em.

Để phục vụ nhu cầu học tập, tìm tòi khám phá thế giới, và hơn nữa là quản lý con em, nên dễ thấy gia đình nào cũng trang bị cho con cái máy tính tại nhà, có điều kiện hơn thì là chiếc điện thoại di động thông minh.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại trên môi trường mạng vì các em tiếp thu và sử dụng công nghệ thông tin nhanh nhưng hiểu biết chưa đầy đủ về những nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng internet. Phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%). Chỉ có 11% học từ nhà trường nhưng hầu hết các trường học cũng mới chỉ dạy kỹ năng công nghệ thông tin, không dạy về sử dụng mạng an toàn. Trong khi từ phía cha mẹ và người chăm sóc, do những hạn chế về kiến thức, kỹ năng gặp nhiều khó khăn để giám sát có hiệu quả các hoạt động của trẻ em trên môi trường mạng.

Trẻ em cần được bảo vệ trong mạng xã hội ảo: Khi tham gia mạng xã hội như facebook, zalo.. hay các kênh live trực tiếp, youtobe... trẻ em đang trong lứa tuổi phát triển nên hay tò mò dễ bị kích thích đăng nhập vào các  hình ảnh, vi deo đồi trụy từ các trang mạng ví dụ như Đoremon chế, kem xôi.... đây là video mang nội dung người lớn có những hình ảnh phản cảm, thậm chí dung tục. Bên cạnh đó trẻ em còn bị ảnh hưởng bởi những trào lưu sống không tốt, sống ảo khi xem các nhóm hội troll, tự chế với những nội dung không hay. Qua mạng xã hội cũng đã có nhiều trẻ em bị kẻ xấu dụ dỗ bị yêu râu xanh xâm hại, dễ bị các đối tượng bắt cóc buôn người dụ dỗ lừa gạt... Trẻ bị nghiện mạng xã hội dùng quá nhiều thời gian để lên mạng, không tập trung vào học tập, sinh hoạt giao lưu bên ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý.

 

Vậy cha mẹ cần phải làm gì để bảo vệ trẻ trước mạng xã hội?

Chúng ta không thể ngăn cấm con tuyệt đối việc sủ dụng vi tính, điện thoại, vì nếu ngăn cấm có khi lại gây ra phản ứng ngược. Việc cha mẹ nên làm là quản lý và quan tâm các con nhiều hơn. Tuy nhiên qua tham khảo học hỏi thì có một số việc mà cha mẹ nên tham khảo để bảo vệ con trước mạng xã hội như:

Kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội: việc “ép” con từ bỏ sử dụng mạng xã hội là điều khó có thể làm được trong ”một sớm một chiều”. Điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm đó là hạn chế hết mức tối đa việc con “đốt” thời gian vào các trang mạng xã hội. Cha mẹ có thể lập ra quy tắc “mỗi ngày có 1 tiếng cho việc sử dụng mạng xã hội trong 1 khung giờ cố định ” để áp dụng cho cả gia đình. Hoặc có thể là những trò chơi mà mọi người có thể vui đùa cùng nhau để con quên đi việc đang ở trong khung giờ “vàng” - thời gian duy nhất có thể sử dụng mạng xã hội trong ngày.

Cần gẫn gũi quan tâm đến tâm tư, sở thích của con: khuyến khích con làm những gì con thích và theo đuổi đam mê của mình. Bằng cách này, cha mẹ sẽ khiến con thực sự quên đi việc hao tốn thời gian và năng lượng của bản thân vào các trang mạng xã hội vô bổ. Thay vào đó là tích lũy cho con những kĩ năng mới và phát triển khả năng sáng tạo của con từ các lớp học ngoại khóa.

Hướng con vào các hoạt động thể thao: Hướng con tham gia vào hoạt động thể thao như đá bóng, bơi lội,cầu lông, bóng bàn  để  trẻ có thể thư giãn và thoải mái,  rèn luyện sức khỏe. Cha mẹ cần tổ chức những buổi gia đình cùng nhau rèn luyện thể thao trong 30-60 phút. Sau thời gian, việc vận động thân thể sẽ trở thành thói quen của con, để tránh tình trạng  trẻ dành thời gian ngồi lướt mạng xã hội.

Cuối cùng nếu sử dụng tất cả những giải pháp thì, chắc chắn rằng khó có thể khiến con “từ bỏ” mạng xã hội. Nhưng những điều này có thể khiến con hạn chế tối đa hết mực việc con tiếp xúc với mạng xã hội, lâu dần sẽ tạo cho thói quen với các thú vui khác và quên đi những trang mạng xã hội “vô bổ”. Cha mẹ nên cho con làm quen với các hoạt động mới để giúp con phát triển một số kỹ năng mới, gặp gỡ thêm những người bạn mới và từ đó có thể khiến con hoàn thiện bản thân hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Mỗi cha mẹ có cách dậy con khác nhau, mỗi đứa trẻ có tính khí khác nhau. Nhưng tình cảm yêu thương và sự quan tâm thì luôn được trẻ con cảm nhận giống nhau. Nên việc cần làm là cha mẹ hãy dành nhiều thời gian cho trẻ. Làm bạn với trẻ qua mạng xã hội để theo từng bước đi và nắm bắt tâm tư của trẻ, để có sự can thiệp đúng lúc nhất.

                                                                                                 Lê Thị Huyền
VKSND thị xã Chí Linh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây