- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Qua 58 năm xây dựng và phát triển, từ ngày thành lập 26/7/1960 đến nay, cùng với những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của đất nước, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân đã đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Thành tích của ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý. Ngành Kiểm sát nhân dân đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2 lần: Năm 1985 Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất. Năm 1990, Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2. Năm 2010 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
Để có những thành tích đáng tự hào ấy ngoài công sức to lớn đoàn kết một lòng xây dựng đất nước, xây dựng ngành của toàn thể cán bộ, nhân viên từ trung ương đến cấp huyện còn là sự đóng góp rất lớn của thế hệ lãnh đạo đầu tiên của ngành, những người đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành sau này. Xin được tóm tắt một số chi tiết về đồng chí Bùi Lâm (Viện trưởng Viện Công tố đầu tiên)
Đồng chí Bùi Lâm tên thật là Nguyễn Văn Di, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1905 ở xã Gia Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyên Viện trưởng Viện Công tố Trung ương Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1958 -1960); Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II (1960 - 1965); Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bungari và Cộng hòa Dân chủ Đức; Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam. Là người thuộc thế hệ cách mạng tiền bối, đồng chí hoạt động cách mạng từ năm 1922 tại Pháp cùng với Nguyễn Ái Quốc, sau này trở về Việt Nam hoạt động cách mạng cùng với các đồng chí như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Công Hòa…sau nhiều lần bị địch bắt tù đày, đồng chí tích cực hoạt động cách mạng giành chính quyền năm 1945. Ngày 14 tháng 2 năm 1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh (số 21) lập Toà án quân sự đặc biệt và cử đồng chí phụ trách. Với cương vị quan trọng này đồng chí Bùi Lâm đã góp phần quan trọng thực hiện đường lối bảo vệ cách mạng của Đảng, kịp thời trừng trị bọn phản cách mạng điển hình là vụ Ôn Như Hầu. Đồng chí được coi như Bao công trong ngành tòa án quân sự. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí phụ trách Tòa án Quân sự liên khu III, rồi phụ trách Toà án nhân dân Liên khu III. Từ năm 1954 đến năm 1957, đồng chí giữ chức Giám đốc Vụ Hành chính Tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp) và Viện trưởng Viện Công tố Trung ương (năm 1958). Năm 1960 đồng chí trúng cử đại biểu quốc hội khoá II và được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hoà nhân dân Bungari và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại nước Cộng hoà dân chủ Đức (năm 1964). Sau khi về nước đồng chí được cử giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng chí qua đời ngày 10 tháng 5 năm 1974. Đồng chí được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
(Đồng chí Bùi Lâm bên phải ngoài cùng với đồng đội) |
Cả cuộc đời cống hiến cho sự
nghiệp cách mạng và thực hiện công việc do nhân dân giao phó đồng chí luôn thể
hiện là một chiến sỹ cách mạng kiên trung, thực hiện công việc luôn dựa vào nhân dân, gắn bó với
nhân dân, được nhân dân tin yêu. Ở những thời điểm có tính chất bước ngoặt,
đồng chí luôn nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không
lùi bước trước khó khăn thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó. Ở vị trí là người lãnh đạo ngành Kiểm sát nhân dân
đầu tiên, đồng chí đã để lại những giá trị có tính nền tảng nhằm xây dựng và
phát triển ngành đến ngày nay.
Nguyễn Văn Nhiệm VKSND TP Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.