- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Bạn
còn nhớ, khoảng
đầu những năm 1990, khi những chiếc túi nylon bắt đầu phổ biến ở Việt Nam,
chúng ta đã hân hoan với một thứ đồ đựng "thần kỳ" đến thế. Mỏng, nhẹ,
dai bền, chiếc túi thay thế cho miếng giấy xi măng gói miếng thịt hay cho những
chiếc túi làm bằng báo cũ đựng đỗ, lạc, vừng. Vừa bước qua thời bao cấp, chúng
ta hào hứng đón nhận một vật dụng đơn giản mà tiện dụng và "văn minh"
đến thế và không hề biết đến hậu quả môi trường từ túi nylon. Cùng với sự phát
triển kinh tế, chủ nghĩa tiêu dùng bùng nổ, kèm theo đó là cuộc xâm lấn của đồ
nhựa, trong đó có một phần lớn là đồ nhựa dùng một lần.Ống hút, cốc nhựa dùng một
lần; hộp xốp và thìa nhựa gói xôi; nước đóng chai nhựa; chiếc tăm bông ngoáy
tai thân nhựa… Hơn hết chiếc túi nylon ngày càng phổ biến, dù bạn chỉ mua một
món đồ bé xíu như vỉ thuốc uống hay gói bột canh...
Một rừng cây cạnh biển đã chết, đây cũng là nơi hiện diện của rác thải nhựa. Ảnh chụp tại biển Quất Lâm - Nam Định (Nguồn Internet) |
Chúng ta vẫn vô tư dùng túi nylon, đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng có biết rằng, một chiếc ống hút nhựa phải cần đến 300 năm để phân hủy, một chiếc túi nylon phải cần đến 500 năm để phân hủy, còn những chiếc hộp xốp thì phải cần đến 1000 năm để phân hủy. Rác thải nhựa đã biến Việt Nam thành một trong năm quốc gia vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân trong vấn đề rác thải nhựa. Theo báo cáo của World Bank, lượng rác thải rắn đô thị ở Việt Nam dự đoán sẽ tăng 38% từ 11.6 triệu tấn năm 2016 lên 15.9 triệu tấn năm 2030. Đồng thời, các báo cáo cũng chỉ ra hiện nay Việt Nam đang là một trong 5 nước dẫn đầu trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, tương đương với 280.000 tấn/năm. Tạo hóa đã ban tặng cho Việt Nam những phong cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng nhưng có lẽ chẳng còn gì là xa lạ khi bạn đang tắm biển trong một chuyến tham quan, nghỉ dưỡng thì va phải những chiếc túi nylon dập dờn trên sóng, hay đi dạo bờ biển gặp vô số vỏ bánh, cốc nhựa, ống hút trong quả dừa... Hẳn nhiều người đã xót xa khi nhìn những dải bờ biển đầy rác thải nhựa ở Bình Thuận, những đồi cát mà muốn lên chụp ảnh phải vượt qua mênh mông bãi rác nhựa ở Ninh Thuận.
Rác thải nhựa chất đống tại Thái Bình (Nguồn Internet) |
Những thứ tưởng chừng như vừa tiện, vừa rẻ ấy lại đang chính là tác nhân hủy hoại môi trường sống xung quanh, hệ sinh thái biển và hơn hết là sức khỏe con người. Hầu hết các sản phẩm nilon dùng một lần đều được làm từ nilon tái chế, một số loại túi nilon (từ PP, PE..) không độc nhưng những phụ gia làm ra sản phẩm thì rất độc; túi nilon không thể tự phân hủy, được vứt ra môi trường mất hàng trăm năm gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Thêm vào đó, màu sắc in ấn trên túi nilon rất độc, túi khi đốt tạo ra khí carbonic, dioxin cực độc, khi sử dụng loại nilon tái chế này ở nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, một số chất độc hại sẽ ngấm vào thực phẩm. Đối với hộp xốp, thực phẩm dùng hàng ngày đang ở nhiệt độ cao, loại đồ ăn chua đựng trong hộp xốp có thể gây ung thư, rối loạn chức năng gan, thận, ảnh hưởng trực tiếp về giới tính hay vô sinh. nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.Chất thải nhựa được chôn lấp tồn tại hàng trăm năm, gây xói mòn và làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; ngăn cản ôxy đi qua đất gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Không những vậy, nhiều loài động vật trên cạn và dưới nước nhầm rác nhựa là thức ăn, chúng đã chết vì suy dinh dưỡng với một bụng no rác, một số loài bị mắc kẹt trong rác, biến dạng vì rác... Bên cạnh những tác hại nguy hiểm đối với sức khoẻ, môi trường, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Một chú rùa với phần mai phát triển dị dạng do mắc phải vòng nhựa từ lúc nhỏ (Nguồn Internet) |
Rào cản trong việc loại bỏ hoặc hạn chế việc túi nilon hiện nay là chưa có sản phẩm rẻ hơn và tiện hơn túi nilon để thay thế; cách thu gom rác thải túi nilon hiện không hiệu quả. Tuy nhiên việc tìm ra được vật liệu mới, tìm ra được cách ứng dụng mới cũng sẽ là vô dụng, nếu như cách suy nghĩ của chúng ta không thay đổi. Việt Nam đang có những giải pháp tích cực như vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền đến từng hộ dân, khu phố, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức “Ngày không túi ni-lông”, phát động phong trào "Chống rác thải nhựa" , "Nói không với túi nylon và sản phẩm từ nhựa sử dụng 01 lần" để giúp họ nhận thức đầy đủ tác hại của rác thải nhựa và làm cho việc bỏ rác đúng nơi quy định trở thành thói quen hàng ngày. Nhiều hoạt động được tổ chức rộng rãi, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và học sinh, sinh viên trong cả nước như: Đạp xe vì môi trường, vệ sinh cộng đồng tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư; triển khai chiến dịch thu gom túi nylon thải loại và đổi lấy túi thân thiện với môi trường. Chính phủ đã thực hiện tăng thuế đối với việc sản xuất bao bì nylon, một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Các chợ, trung tâm mua sắm, siêu thị là những đơn vị tiêu thụ phần lớn túi nylon được sản xuất, vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích tiến dần tới bắt buộc các đơn vị này phải sử dụng túi có khả năng tự phân hủy hoặc bao bì thân thiện với môi trường để đựng sản phẩm cho khách hàng. Các cơ quan quản lý, cần tăng cường phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng 01 lần.
Chắc hẵn thời gian vừa qua, chúng ta vẫn còn nhớ bức thư đầy xúc động của bé Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5M2 trường Marie Curie, Hà Nội gửi đến hơn 40 trường học ở Hà Nội, nhằm kêu gọi một lễ khai giảng "không thả bóng bay, rác thải lên trời". Bức thư của em những ngày qua đã truyền cảm hứng và “đánh thức” người lớn nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa từ việc thả bóng bay - một việc thường được làm trong mỗi dịp khai giảng nhưng ít ai nghĩ về tác hại của nó.
(Bức thư của bé Nguyễn Nguyệt Linh) Cùng chung tay dọn dẹp rác thải nhựa bảo vệ môi trường (Nguồn Internet) |
Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải nhựa không
dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của
người dân tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm từ những
hành động nhỏ nhất, từ bỏ thói quen bỏ rác bừa bãi cũng như sử dụng túi nylon,
sản phẩm từ nhựa sử dụng 01 lần, tôi tin rằng, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải
nhựa. Chúng ta đang tiêu dùng đồ nhựa, nhưng đừng chết trong rác thải nhựa!
Nguyễn Hồng Ngọc VKSND thành phố Chí Linh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.