Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Thứ sáu - 01/06/2018 02:56

Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) (tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu nhi) là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.

 

Tháng 8 năm 1925Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại GenevaThụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Sau Thế chiến thứ 2, việc thành lập một Ngày quốc tế trẻ em hàng năm đã được đề xuất vào tháng 12 năm 1948 trong một nghị quyết của Đại hội Thế giới lần thứ 2 họp tại Budapest của Liên đoàn Phụ Nữ Dân chủ Quốc tế (Women's International Democratic Federation) và được quyết định chính thức tại cuộc họp Hội đồng của Liên đoàn này trong tháng 11 năm 1949 tại Moskva và ngày 1 tháng 6 đã được thiết lập như là ngày của trẻ em. Ý tưởng này cũng được Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới (World Federation of Democratic Youth) theo định hướng xã hội chủ nghĩa chấp nhận trong tháng 1 năm 1950. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên được tổ chức trong cùng năm đó vào ngày 1 tháng 6 năm 1950 và sau đó lan rộng ở nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa, lúc đó còn gọi là "ngày đấu tranh cho tương lai hạnh phúc và yên bình cho tất cả các trẻ em".

Ngày lễ được cử hành vào ngày 1 tháng 6 mỗi năm. Ngày lễ thường được đánh dấu bằng các bài phát biểu về quyền của trẻ em và an sinh, các chương trình truyền hình trẻ em, các buổi tiệc, những hoạt động khác nhau liên quan hoặc dành riêng cho trẻ em, gia đình sinh hoạt ngoài trời vv...

Ngày quốc tế thiếu nhi trên thế giới

Tại Hồng KôngĐài Loan là ngày 4 tháng 4, cũng là ngày nghỉ lễ. Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ cùng với ngày trẻ em vào cùng ngày 4 tháng 4, được gọi là "Ngày lễ tổng hợp của Phụ nữ và trẻ em".

Tại Hàn Quốc là ngày 5 tháng 5, cũng là ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 1970.

Tại Nhật cũng là ngày 5 tháng 5, cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia chính thức từ năm 1948. Có một truyền thống lâu đời, từ thế kỷ thứ 8, ngày của trẻ em được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 cho trẻ em gái và vào ngày 5 tháng 5 trọng tâm cho các bé trai. Vào ngày 3 tháng 3, còn được gọi là Lễ hội búp bê, người Nhật trang trí các căn hộ gia đình của họ với bộ búp bê thời kỳ Heian truyền thống và hoa mận, và uống Amazake.

Tại Hoa Kỳ không có ngày Thiếu nhi riêng cố định ở cấp quốc gia mà thường được tổ chức chung trong các Ngày của MẹNgày của Cha hoặc thay đổi theo thời kỳ. Từ năm 1856, linh mục Charles H. Leonard chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày trẻ em Kitô giáo tại Hoa Kỳ. Tổng thống Bill Clinton đã tổ chức Ngày Thiếu nhi vào ngày 11 Tháng 10 năm 1998, để đáp ứng với một lá thư yêu cầu của một cậu bé sáu tuổi muốn có ngày của trẻ em. "Ngày trẻ em quốc gia" đã được Tổng thống George W. Bush công bố là ngày 03 tháng 6 năm 2001 và trong những năm tiếp theo vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Sáu. Tại vài tiểu bang như bang Illinois, từ năm 2009, Thống đốc bang Pat Quinn đã tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày của trẻ em, từ năm 2011, Quận King, Washington tuyên bố ngày thiếu nhi là ngày 23 tháng 4, và từ năm 2016, tại tiểu bang California là thứ bảy cuối cùng của tháng 4.

Ngày quốc tế thiếu nhi Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là tháng hành động vì trẻ em Việt Nam

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi, chúng ta lại gợi nhớ về những lời dặn dò, yêu thường của Bác Hồ dành cho các em như: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và căn dặn các em thiếu niên nhi đồng 5 điều quý báu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt/ Học tập tốt, lao động tốt/ Giữ gìn về sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

                                                                                                     Lê Phương Dung, Đinh Thu Thủy
VKSND TP. Hải Dương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây