Truyền thống 70 năm Ngành Kiểm tra của Đảng (16/10/1948-16/10/2018);

Thứ năm - 04/10/2018 22:37

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết được nghiêm chỉnh thực hiện, đồng thời tăng cường việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Ngay từ những ngày đầu thành lập đến năm 1948, công tác kiểm tra của Đảng đã được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm theo dõi, trực tiếp chỉ đạo, chưa phân công cán bộ theo dõi và thành lập bộ máy kiểm tra chuyên trách. Nhiệm vụ này, do các cấp ủy và các tổ chức đảng thực hiện.

Cuối năm 1948, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng được chính thức thành lập, từng bước phát triển, ngày càng được kiện toàn và lớn mạnh, đó là:

Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên của Đảng được thành lập theo Quyết nghị số 29/QN/TW ngày 16-10-1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh (tức Thận) ký; ngày đó trở thành Ngày Truyền thống của Ngành Kiểm tra Đảng. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 03 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban, dưới Ban Kiểm tra là các phái viên có nhiệm vụ “Đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của Đảng”.

Nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951-1960), Điều lệ Đảng quy định “Ban Chấp hành Trung ương, các xứ ủy, khu ủy (hoặc liên khu), thành ủy, tỉnh ủy cử ra một số ủy viên lập thành Ban Kiếm tra của cấp mình. Tháng 3 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ưong cử ra Ban Kiểm tra Trung ương gồm các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Chánh do đồng chí Hồ Tùng Mậu là Trưởng ban. Trung ương có Nghị quyết: “Ban Kiểm tra Trung ương sẽ kiêm Ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội”; đồng chí Hồ Tùng Mậu làm Trưởng ban Kiểm tra Đảng kiêm Tồng Thanh tra Chính phủ. Đến ngày 25-4-1956, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 263/SL cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương kiêm chức Tổng Thanh tra Chính phủ.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ X (tháng 3-1957) quyết nghị kiện toàn Ban Kiểm tra Trung ương gồm các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban. Tháng 4-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16/CTTW quy định: “về nội dung công tác Ban Kiểm tra của Đảng ở các cấp hiện nay chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dưới. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban Thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp ủy và ủy ban Hành chính tiến hành”. Từ đó đến nay, Ban Kiểm tra của Đảng và Ban Thanh tra của Chính quyền được tách riêng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960-1976), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Sau đó Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khóa III) đã chỉ định, bổ sung 6 đồng chí.

Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh nên trước năm 1969, hầu hết chưa thành lập cơ quan kiểm tra chuyên trách, công tác kiểm tra nói chung do cấp ủy thực hiện. Ngày 14-8-1969, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết số 13 về việc thành lập Ban Kiểm tra các cấp, từ đó Ban Kiểm tra Trung ương Cục được thành lập do đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban.

Ở khu V, Ban Kiểm tra Khu ủy thành lập tháng 3-1970, do đồng chí Trần Kiên, Uỷ viên Thường vụ Khu ủy làm Trưởng ban, sau đó ban kiểm tra ở các cấp tỉnh, thành, huyện,...lần lượt thành lập.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976-1982), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 17 đồng chí do đồng chí Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Trưởng ban.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982-1986), Ban Chấp hành Trung ương bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 10 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986-1991), Ban Chấp hành Trung ương bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991-1996), Ban  Chấp  hành Trung ương bầu ủy ban Kiếm tra Trung ương gồm 9 đồng chí, do đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương Đảng (sau đó được bầu là ủy viên Bộ Chính trị) được bầu làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996-2001), Ban Chấp hành Trung ương bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gầm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ (2001-2005), Ban Chấp hành Trung ương bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 9 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ nhiệm; Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 1-2003) bầu đồng chí Nguyễn Văn Chi, ủy viên Trung ương Đảng Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ vào Ban Bí thư và được bầu làm Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương thay đồng chí Lê Hồng Anh đảm nhiệm công tác khác và bầu bổ sung 5 đồng chí vào ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban Kiểm tra Trung ương lúc này có 14 đồng chí.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ (2006-2011), Ban Chấp hành Trung ương bầu ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 14 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Sau bầu cử Quốc hội khóa XII (tháng 7-2007), đồng chí Nguyễn Thị Doan và đồng chí Trần Văn Truyền được phân công nhận nhiệm vụ mới; Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X bầu bổ sung 3 đồng chí: Trịnh Long Biên, Nguyễn Đình Phách, Nguyễn Công Học vào ủy ban, đưa tổng số thành viên ủy ban là 15 đồng chí. Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) diễn ra từ ngày 5 đến 13-1-2009, bầu bổ sung 3 đồng chí: Mai Thế Dương, Mai Trực, Trần Cẩm Tú vào ủy viên ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ (2011-2015) Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 đồng chí; đồng chí Ngô Văn Dụ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ (2015-2020), Ban Chấp hành Trung ương bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 đồng chí, đồng chí Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Cùng với sự ra đời và kiện toàn Ban Kiểm tra, sau này là Ủy ban Kiểm tra các cấp, đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng phát triển. Khi mới thành lập chỉ có 03 đồng chí ờ cấp Trung ương, đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ chuyên trách từ cấp quận huyện, thị trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức, về nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp do Điều lệ Đảng quy định từ một số nhiệm vụ ban đầu, chủ yếu là phục vụ cấp ủy, dần dần Điều lệ Đảng giao cho ủy ban kiểm tra các cấp nhiều nhiệm vụ cụ thể, tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên cho ủy ban kiểm tra từ cấp quận, huyện tương đương trở lên, từ Đại hội X đã bổ sung nhiệm vụ giám sát cho cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp.

70 năm qua, Ngành Kiểm tra Đảng luôn luôn ý thức: Công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, thường xuyên lấy đó là mục tiêu để xây dựng phương hướng, chương trình hành động của mình. Mặc dù có nhiều khó khăn về lực lượng, năng lực, đội ngũ cũng như điều kiện hoạt động nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các cẩp ủy đảng, Ngành Kiểm tra Đảng đã từng bước trưởng thành. Trong mọi thời kỳ cách mạng kể cả những thời điểm thử thách gay go, quyết liệt nhất, đội ngũ các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, liên tục bền bỉ phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ được giao. Như phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và cán bộ chủ chốt của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ngày 16-9-2011: "Mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra phải có dũng khí đấu tranh, thật sự công tâm, khách quan, chính trực, và hơn ai hết, phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được người khác, không kỷ luật được người khác. Nhiều người thường vẫn ví các cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là những "Bao công" của thời nay, phải là những người cộng sản chân chính vừa có dũng khí đẩu tranh vừa có lòng nhân ái, và nhiều khi phải chịu đựng hy sinh về quyền lợi cá nhân nữa. Tôi thông cảm, chia sẻ khó khăn với các đồng chí, tin tưởng ở bản lĩnh và tấm lòng của các đồng chí đổi với Đảng".

Cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, ủy ban kiểm tra các cấp đã thường xuyên thực hiện có kết quả các nhiệm vụ do cấp ủy giao trong đó đã tham gia tích cực phục vụ cấp ủy thực hiện nhiều cuộc vận động lớn như kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nay là "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", kiểm tra việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng làm trong sạch Đảng...Ngoài ra còn phục vụ cấp ủy kiểm tra về sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm qua chỉnh đốn và xây dựng đảng, kiểm tra việc kết nạp đảng viên và phát thẻ đảng viên, kiếm tra việc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tích cực giải quyết, củng cố những đảng bộ mất đoàn kết, xử lý các điểm nóng ở cơ sở và giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Có thể nói, những công việc mà ủy ban kiểm, tra các cấp đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như phục vụ cấp ủy đã luôn thế hiện tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động công tác kiểm tra là “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” với phương châm xử lý “công minh, chính xác, kịp thời”. Vừa có tác dụng góp phần tích cực vào việc giữ gìn kỷ luật của Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, vừa nâng cao nhận thức trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên về công tác kiếm tra của Đảng nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung.

Ngày nay, đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chúng ta nhất định làm hết sức mình cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện bằng được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đại hội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới: công tác kiểm tra, giám sát, phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiểu sót khi mới manh nha... Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền và trách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và ủy ban kiếm tra các cấp”.

Ngày 30-7-2007, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” Đây là Nghị quyết mang dấu ấn quan trọng đã thể hiện quan điểm của Đảng “Kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng. Trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành”.

Từ ngày thành lập Đảng đến nay, lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành một nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát; điều đó khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và xác định để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định rõ về công tác kiểm tra, giám sát; "Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên... Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng".

Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, Đảng ta yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường hơn. Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", nhiệm vụ của Ngành kiểm tra Đảng ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng.

Nhìn lại chặng đường 70 năm xây dựng và trưởng thành, Ban Kiểm tra nay là ủy ban kiểm tra các cấp đã không ngừng được củng cố và phát triển, có tổ chức theo hệ thống từ Trung ương tới cơ sở đã xây đắp nên truyền thống vô cùng vẻ vang: “Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy”, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp luôn trân trọng, giữ gìn, khắc phục khó khăn, gian khổ, đem hết tinh thần và nghị lực đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không ngừng vun đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang của Ngành Kiểm tra Đảng./.

(Tài liệu tuyên truyền KN 70 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra của Đảng)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây