VKSND tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Bộ luật dân sự

Thứ năm - 05/03/2015 23:13

VKSND tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Bộ luật dân sự



          Thực hiện sự chỉ đạo của VKSND tối cao và UBND tỉnh Hải Dương về việc tham gia góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật dân sự, ngày 04/3/2015 Phòng 5 VKSND tỉnh Hải Dương phối hợp với Phòng 12, Chi hội luật gia VKSND tỉnh Hải Dương tổ chức hội thảo góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật dân sự. Tham gia hội nghị có tập thể Lãnh đạo VKSND tỉnh Hải Dương; Lãnh đạo chi hội luật gia VKSND tỉnh Hải Dương; Lãnh đạo, kiểm sát viên, chuyên viên Phòng 5 và Phòng 12 VKSND tỉnh Hải Dương. Hội nghị diễn ra sôi nổi, tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm tại Phụ lục III (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự, các ý kiến thảo luận đều thống nhất với nội dung của dự thảo Bộ luật về bổ sung Điều 19 ngoài lý do được nêu tại phụ lục III, ngoài ra VKSND tỉnh Hải Dương còn xác định: Nhà nước ta đang xây dựng một xã hội dân sự, vì vậy các tranh chấp dân sự phát sinh trong các tầng lớp nhân dân nếu không hòa giải được đều phải được giải quyết tại Tòa án, trong thực tế phát triển của xã hội pháp luật luôn được thể chế hóa từ thực tiễn, vì vậy sẽ có những vấn đề nảy sinh ngoài xã hội nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh vì vậy, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì phải có cơ quan nhà nước giải quyết để ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội mà cơ quan giải quyết cuối cùng là Tòa án. Ngoài ra để tránh việc Tòa án viện dẫn các lý do khác nhau (mặc dù các quan hệ đó đã được pháp luật quy định) để không giải quyết bảo vệ quyền dân sự của công dân cũng cần có quy định của Điều 19 để hạn chế vi phạm này.Về quyền nhân thân, sau khi thảo luận VKSND tỉnh Hải Dương đề nghị tách khoản 4 Điều 40 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thành một điều luật riêng, vì nội dung của khoản 4 này không phù hợp với tiêu đề của điều luật và không thống nhất với các khoản 1, 2, 3 của Điều 40 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Về các nội dung nêu tại mục 3, 4, 5, 6 của phụ lục III (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), các ý kiến thảo luận đều xác định dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã có nhiều ưu điểm, sau khi đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và luật hóa các văn bản hướng dẫn áp luật tại các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, các Nghị định của Chính phủ vào các điều luật cụ thể và thống nhất đề nghị giữ nguyên như nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác (mục 7 phụ lục III), dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) chưa nêu được khái niệm “vật quyền” là gì? Đề nghị bổ sung thêm khái niệm “Vật quyền” để quá trình áp dụng không bị khó khăn vướng mắc. Về các nội dung nêu tại mục 8, 9, 10 của phụ lục III (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), các ý kiến thảo luận đều nhất trí đề nghị giữ nguyên như nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
          Sau khi thống nhất việc thảo luận góp ý kiến vào các nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), hội nghị thống nhất giao cho Phòng 5 VKSND tỉnh Hải Dương tổng hợp các ý kiến đóng góp của hội nghị gửi đến VKSND tối cao và UBND tỉnh Hải Dương.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây