Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Hà – 55 năm xây dựng và trưởng thành

Thứ ba - 21/07/2015 03:11

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Hà  – 55 năm xây dựng và trưởng thành

Cách đây 55 năm, ngày 26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của ngành  Kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân  luôn gắn liền với các giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời kỳ từ 1961 đến 1985: ngày 31/12/1960 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân  Tối Cao đã ký Quyết định số 01- QĐ và Thông tư số 212/V5-P1 ngày 10/01/1961 về việc thành lập VKSND các cấp. Theo đó Viện kiểm sát huyện Thanh Hà được thành lập với chức năng nhiệm vụ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Khi mới thành lập đơn vị có 02 đồng chí (đồng chí Viện trưởng từ cấp uỷ chuyển sang, 01 Kiểm sát viên) chưa có đồng chí nào có trình độ đại học luật, cơ sở vật chất thiếu, trụ sở làm việc chung với cơ quan khác.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Hà đã hướng các hoạt động kiểm sát tập trung vào phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩ, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng và các loại tội phạm.
Năm 1975, đất nước ta được hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngành Kiểm sát  đã vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước  tham gia giải quyết các tệ nạn của xã hội cũ để lại,giữ vững trật tự trị an, củng cố chính quyền cách mạng và thực hiện cách mạng quan hệ sản xuất ở nông thôn.
Năm 1979 sát nhập huyện Thanh Hà, Nam Sách, thành huyện Nam Thanh, theo đó Viện KSND huyện Nam Thanh được thành lập.
Giai đoạn 1986 - 2002: thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị số 875/CT-TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tái lập huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách, tháng 5/1997 Viện KSND huyện Thanh Hà được tái lập và đi vào hoạt động. Biên chế của Viện kiểm sát nhân dân  huyện có 10 đồng chí, chủ yếu trình độ Cao đẳng Kiểm sát.


Quá trình kiểm sát  đã  bám sát  Nghị quyết của Đảng, chủ trương lớn của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo kế hoạch thống nhất trên phạm vi cả nước, kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật, góp phần vào việc tăng cường quản lý kinh tế theo pháp luật. 
Giai đoạn 2002-  2013: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được ban hành, theo đó Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc quản lý hành chính- kinh tế- xã hội, chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Việc khởi tố, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không có trường hợp nào oan sai nghiêm trọng, Kiểm sát xét xử kịp thời các vụ án trọng điểm, thời sự, các vụ án được dư luận quan tâm. Hàng năm đơn vị đều truy tố, xét xử  từ 50-70 vụ. Kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp về tài sản và hôn nhân gia đình, giải quyết án hành chính, lao động kinh doanh thương mại, chủ động thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân  trong việc thực hiện  quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính....
Hiện nay đơn vị có 12 biên chế ( 01 Viện trưởng, 02 Phó viện trưởng, 07 Kiểm sát viên và kiểm tra viên, chuyên viên, 02 công chức theo Nghị định 68), 100% cán bộ nghiệp vụ có trình độ Đại học.  Đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên đã nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ, giữ gìn được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ kỷ cương, kỷ luật. Qua đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm, đa số cán bộ, kiểm sát viên đều hoàn thành chức trách nhiệm vụ, có năng lực và trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Công tác xây dựng Ngành luôn gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ Cán bộ Kiểm sát: Vững về chính trị, Giỏi về nghiệp vụ, Tinh thông pháp luật Công tâm và bản lĩnh, Kỷ cương và trách nhiệm, gắn với thực hiện các giải pháp thực hiện sau kiểm điểm Nghị quyết trung ương 4 khoá XI Một số vấn đề cấp bách về  xây dựng Đảng hiện nay, thực hiện trách nhiệm nêu gương, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện chủ trương Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà; không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.
Với những thành tích qua  55 năm xây dựng và phát triển, Viện KSND huyện Thanh Hà liên tục đựơc công nhận là tập thể Lao động tiên tiến; 7 lần được công nhận tập thể lao động xuất sắc; 12 lượt cán bộ được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của 55 năm qua, cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân huyện tiếp tục đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân xứng đáng với lời Bác Hồ dạy cán bộ Kiểm sát phảiCông minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần giữ vững an ninh- chính trị, trật tự an toàn- xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Thanh Hà giàu đẹp, văn minh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây