- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, luôn xem đây là trách nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Để phục vụ cho mục đích này, di sản được để lại thường là nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do quá trình quản lý nhà đất là di sản, người quản lý di sản đã sử dụng đất lâu dài và đã được Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mặc nhiên xác định đất đã thuộc quyền sử dụng của mình. Khi thỏa thuận việc xây nhà thờ không thành thì đã xảy ra các tranh chấp quyền sử dụng đất. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã xảy ra nhiều vụ án về thừa kế tài sản mục đích của việc khởi kiện không phải là vì giá trị của di sản mà nguyện vọng để làm nơi thờ cúng ông bà cha mẹ của họ.
Ngày 19/7/2021 Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm dân sự về yêu cầu chia di sản thừa kế và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Đặng Thị M, sinh năm 1948, địa chỉ: phố Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và bị đơn là ông Hoàng Kim Ch và bà Nguyễn Thị D sinh năm 1960 ở Thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Nội dung vụ án như sau: Cụ Đặng Văn Hạ và cụ Bùi Thị Chai có 2 người con đẻ là bà Đặng Thị Nậm (đã mất năm 2000 - là mẹ đẻ của ông Chí) và ông Đặng Đình Phẩm (liệt sĩ, hi sinh năm 1951 – là bố đẻ của bà Mài). Sau khi bố bà Mài là ông Đặng Đình Phẩm hi sinh, bà Mài được mẹ nuôi đến năm 7 tuổi thì mẹ đi lấy chồng. Bà Mài vẫn ở lại cùng ông bà nội đến năm 1974 thì đi lấy chồng ở Hà Nội. Bà Nậm kết hôn với ông Hoàng Kim Đắc sinh được 4 người con là: ông Hoàng Kim Chí, ông Hoàng Kim Cường, ông Hoàng Kim Lĩnh và bà Hoàng Thị Cương. Năm 1967 cụ Chai mất, năm 1978 cụ Hạ mất. Khi còn sống, hai cụ sinh sống trên diện tích 672m2 đất, sau khi 2 cụ mất ông Đắc và bà Nậm tiếp tục ở trên thửa đất đến năm 1980 ông Đắc đứng ra kê khai đất theo chỉ thị 299 diện tích 672m2 đất mang tên Hoàng Kim Đắc, vợ chồng ông Đắc ở đó và sau đó cho vợ chồng ông Chí bà Dương là con đẻ và con dâu. Ngày 24/7/2002 ông Ch bà D được UBND huyện Nam Sách cấp GCNQSD đất diện tích 729m2 gồm 300m2 đất ở, 429m2 đất cây lâu năm và 511m2 đất nuôi trồng thủy sản (trong đó 511m2 ao là do ông Ch nhận chuyển nhượng của người khác). Khoảng năm 2002 bà Mài về trao đổi với ông Ch dành ra một phần đất để xây nhà thờ bố mẹ ông bà, song việc thỏa thuận không thành nên bà M khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Hạ và cụ Chai và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND huyện Nam Sách chấp thửa đất nêu trên cho ông Ch, bà D. Bà M chỉ khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ Chai và cụ Hạ là 300m2 đất ở và 93m2 đất trồng cây lâu năm (lâu dài) mục đích để xây nhà thờ. Đề nghị Tòa án chia cho bà được nhận phần tài sản bằng hiện vật để bà làm nơi thờ cúng các cụ. Quá trình giải quyết vụ án ông Ch đều thừa nhận thửa đất ông đang quản lý sử dụng có nguồn gốc là của cụ Hạ và chị Chai. Khi còn sống các cụ không viết di chúc để lại cho ai. Khi các cụ mất, ông Đắc quản lý và đăng ký tên chủ đất. Sau đó ông Đắc cho ông Chí quản lý sử dụng và năm 2002 ông Ch, bà D được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Ch cho rằng toàn bộ tài sản trên đất đều của gia đình ông và không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của bà M. Hình ảnh phiên tòa xét xử vụ án
Sau khi xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trình bầy, tranh luận của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn và bị đơn, ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Hội đồng xét xử đã quyết định chấp nhận tòa bộ yêu cầu khởi kiện của bà M, trên cơ sở xem xét công duy trì, trông nom di sản của ông Ch từ nhiều năm, chia cho bà M được hưởng di sản của cụ Hạ và cụ Chai là 131m2 đất để bà M xây dựng nhà thờ.
Phạm Thị Quyên Phòng 9 VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.