- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 196 BLTTDS quy định: “1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn... Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án”.
- Theo khoản 1 Điều 24 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của VKSND tối cao và TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “1. Đối với vụ việc dân sự thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, phiên họp thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ việc dân sự theo quy định tại các điều 196, 285 và 365, 455 BLTTDS, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp”. Theo các quy định nêu trên thì sau khi nhận được Thông báo thụ lý của Tòa án thì VKS đã phải ra quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và gửi cho Tòa án.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT thì chưa hợp lý vì: trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, Viện kiểm sát không thể xác định vụ việc dân sự có thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa hay không vì vụ án vẫn đang trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ và hòa giải... (có thể vụ án sẽ được giải quyết bằng quyết định đình chỉ, công nhận thỏa thuận giữa các đương sự, chuyển vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử…); Viện kiểm sát cũng chỉ tham gia phiên tòa trong một số các trường hợp nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự chứ không phải là tất cả vụ án mà Tòa án đã thụ lý. Ngoài ra quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại Điều 58 BLTTDS thì nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật là bao trùm, trong đó có cả kiểm sát xét xử tại phiên tòa...
- Tại Điều 220 BLTTDS (Quyết định đưa vụ án ra xét xử) quy định:
“1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
…
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.”
Như vậy trên cơ sở Quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo QĐ 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017) (sau khi nhận Thông báo thụ lý), nếu vụ án phải giải quyết theo trình tự mở phiên tòa xét xử thì Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó ghi rõ “Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có)” theo quy định tại Điều 220 BLTTDS; “Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.” (Khoản 2 Điều 220).
Liên quan đến vấn đề này, thì hiện nay, các đơn vị đang sử dụng hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có Mẫu số 03 (Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (phiên họp), ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao; qua công tác thanh tra, thấy biểu mẫu số 03 không được các đơn vị sử dụng triệt để với lý do: đã có Quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát tuân theo pháp luật trước đó rồi và quyết định này trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.
Điều này là đúng vì theo quy định tại Điều 58 BLTTDS thì nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì việc sử dụng biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo QĐ số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 là đầy đủ vì đã bao gồm các nhiệm vụ như kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự; tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến…
Theo quan điểm cá nhân:
- Bỏ biểu mẫu số 03 (Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (phiên họp) ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp vì rườm rà và không có tính khả thi.
- Đề nghị sửa đổi quy định khoản 1 Điều 24 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT theo hướng chỉ quy định Viện kiểm sát gửi cho Tòa án quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án, như vậy phù hợp quy định tại Điều 58 BLTTDS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên.
Nguyễn Thị Hải Thanh tra Viện KSND tỉnh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.