- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Đặt vấn đề Ngày 01/12/2018, Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Tòa án nhân dân tối cao Quy định chi tiết việc xét xử đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên, có hiệu lực thi hành (Thông tư 02/2018); Thông tư 02/2018 quy định về việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. (Điều 1 khoản 1). Đối với các Tòa án chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử các vụ án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chuyên trách thực hiện. (Điều 1 khoản 2)
Chúng tôi cho rằng cần có Kiểm sát viên chuyên trách, để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, một số nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất Kiểm sát viên chuyên trách.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người dưởi 18 tuổi trong vụ án hình sự, thì cần phải có Kiểm sát viên là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Do vậy phải có Kiểm sát viên chuyên trách;
Chuyên trách không có nghĩa là Kiểm sát viên này chỉ giải quyết một loại việc này, không được phân công hoặc được phân công tiến hành tố tụng loại việc khác mà họ được quyền từ chối. Chuyên trách chính là việc Họ là người có thâm niên thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết vụ án hình sự; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Họ tiến hành tố tụng khi được phân công, nhưng những vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi thì phân công ngay cho Họ mà không phân công người khác. Và như vậy, Họ sẽ có điều kiện nghiên cứu, chủ động tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến người chưa thành niên, người dưới 18 tuổi,
Thứ hai Yêu cầu điều tra kịp thời, đầy đủ, khách quan toàn diện
Để tranh tụng theo Luật định tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, phải làm tốt hoạt động kiểm sát trước phiên tòa, phải sử dụng được kết quả Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra; nói cách khác quá trình điều tra, truy tố toàn diện, khách quan, tuân thủ thủ tục tố tụng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến đảm bảo hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa- Đề nghị của Kiểm sát viên có căn cứ- Quyết định của Bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;
Trước hết, Kiểm sát viên phải kịp thời ra được Yêu cầu điều tra; Ngoài nội dung cần yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ quy định tại Điều 85, Điều 416 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì nội dung yêu cầu điều tra phải có:
Tài liệu xác định nhân thân bị hại, như Giấy khai sinh, căn cước, sổ hộ khẩu, Sổ học bạ… để xác định họ (bị can, bị hại, người làm chứng) là người dưới 18 tuổi. Các tài liệu xác định người bị hại có bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hay không. (Điều 2 điểm 1 Thông tư 02/2018); những tài liệu đó có thể là: lời khai, trình bày của họ, của người đại diện hợp pháp (cha mẹ, ông bà, anh chị …), của thày cô giáo, bạn học… kiến nghị, báo cáo của tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, y tế cơ sở…nội dung những tài liệu này phải phản ánh được họ có luôn ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn tâm thần và hành vi do tác động bởi hành vi phạm tội gây ra hay không?
Ví dụ: Khi Yêu cầu Điều tra đối với vụ án mà bị hại 15 tuổi bị xâm hại tình dục, nội dung yêu cầu điều tra phải yêu cầu làm rõ: sau khi bị xâm hại thì sức khỏe, tinh thần bị hại như thế nào, kết quả học hành sa sút, có thường xuyên bỏ học, lang thang, ngơ ngẩn, ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp … so với trước khi bị xâm hại hay không? người biết rõ nội dung này, không ai khác chính là người thân thích (bố mẹ, anh chị..) thày cô giáo chủ nhiệm…
Tài liệu xác định họ có phải là Người cần có sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác. Đó là những tài liệu của Khu dân cư, hàng xóm, chính quyền, đoàn thể…xác nhận họ là người có hoàn cảnh không bình thường (như: mồ côi, cha mẹ ly hôn, hay bị bạo hành, có cha mẹ nghiện rượu, ma túy, vi phạm pháp luật...) dẫn đến bị thiếu thốn về vật chất, tinh thần, không có nơi ở, bỏ học hoặc không được đi học như những người dưới 18 tuổi khác.(Điều 2 điểm 2 Thông tư 02/2018);
Thứ ba Người tiến hành tố tụng phải là Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Điều 34 khoản 2 BLTTHS quy định: Người tiến hành tố tụng là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. Thực tiễn khi giải quyết vụ án hình sự hiện nay, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án Quyết định, phân công, kiểm tra; Người trực tiếp tiến hành tố tụng là Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên – đây là Người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. (Điều 2 điểm 3 Thông tư 02/2018);
Quy định này đòi hỏi, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải phân công Điều tra viên, Cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán Chuyên trách (nơi chưa có Tòa Hôn nhân và gia đình), Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án đáp ứng được tiêu chí Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi tiến hành tố tụng;
Như vậy, ngay từ khi nhận Kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Lãnh đạo Viện kiểm sát phải phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội tiến hành tố tụng (Kiểm sát viên chuyên trách); Kiểm sát viên được phân công phải tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Viện có quan điểm (yêu cầu, kiến nghị) với Cơ quan điều tra khi có căn cứ xác định Điều tra viên được phân công điều tra vụ án chưa có kinh nghiệm; tại giai đoạn thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử cũng như vậy.
Vấn đề là, làm thế nào để xác định Điều tra viên, Thẩm phán chưa có kinh nghiệm; tác giả cho rằng phương pháp sau có thể có hiệu quả:
Trong giai đoạn Thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, Kiểm sát ngay nội dung Quyết định của Cơ quan điều tra phân công Điều tra viên, bởi trong quyết định này có ghi số thẻ, ngày cấp thẻ của Điều tra viên; Một biện pháp khác đó là: phối hợp với Cơ quan điều tra để có danh sách Điều tra viên, Điều tra viên, cán bộ có kinh nghiệm; đó là việc nghiên cứu các tài liệu do Cơ quan Điều tra chuyển đến, để xác định tài liệu có phản ánh được nội dung quy định tại Điều 2 điểm 1, 2 Thông tư 02/2018 không;
Trong giai đoạn Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử, Kiểm sát viên kiểm sát ngay Quyết định của Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán (Thẩm phán không chuyên trách), Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng; kiểm sát các hoạt động của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, việc giao nhận tài liệu, việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, triệu tập người tham gia tố tụng…), việc chuẩn bị địa điểm xét xử. Đồng thời với hoạt động này, rất cần sự nhận xét, đánh giá của Kiểm sát viên thông qua những vụ án đã xét xử với Thẩm phán.
Nguyễn Quang Trung Phòng 7 - VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.