- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy tầm quan trọng của tăng cường trách nhiệm công tố với hoạt động điều tra trong giai đoạn hiện nay mà trong đó yêu cầu điều tra là một trong những hoạt động tố tụng thể hiện rõ nhất việc gắn chức năng công tố với hoạt động điều tra, thể hiện đầy đủ nhất chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra. Đây là một văn bản tố tụng do Kiểm sát viên ban hành trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự, nêu rõ những vấn đề cần điều tra để thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố tụng bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được toàn diện, khách quan và triệt để theo đúng quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo cho việc chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói trong quá trình trực tiếp kiểm sát các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói. Đối với các hoạt động điều tra khác, Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản, nêu rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập. Kiểm sát viên phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các chứng cứ, tài liệu đã được thu thập; kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, chủ động phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án. Yêu cầu điều tra có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều tra vụ án hình sự nói riêng và cả quá trình xử lý vụ án nói chung, cụ thể:
- Thứ nhất, Yêu cầu điều tra có tính chất định hướng cho hoạt đồng điều tra nói chung và việc xử lý vụ án, bị can nói riêng. Để đề ra yêu cầu điều tra một cách toàn diện, chính xác, đầy đủ đòi hỏi Kiểm sát viên phải biết phân tích, tổng hợp, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đúng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và hậu quả của nó. Phải xác định cụ thể vai trò, trách nhiệm và nhân thân của từng bị can, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu kỹ các tài liệu điều tra đã có trong hồ sơ, đối chiếu với quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự để tìm ra những điều chưa được làm sáng tỏ, từ đó yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra làm rõ,giúp cho việc điều tra xử lý vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, kịp thời.
- Thứ hai, yêu cầu điều tra không chỉ nêu và quan tâm đến việc điều tra thu thập chứng cứ mà còn đi sâu phân tích những nội dung cần hoàn thiện về thủ tục tố tụng vì trong quá trình thu thập chứng cứ Điều tra viên chưa thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi tiến hành điều tra. Trên thực tế Điều tra viên thường thiên về việc thu thập những chứng cứ buộc tội, coi nhẹ việc thu thập chứng cứ gõ tội và việc tuân thủ các thủ tục tố tụng. Vì vậy, căn cứ kết quả, tài liệu điều tra cụ thể, Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra làm rõ sự thật khách quan của vụ án, khắc phục những tồn tại về việc áp dụng thủ tục tố tụng, bám sát các quy định về thời hạn điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra, đảm bảo cho việc xử lý vụ án kịp thời, đúng thời hạn luật định, hạn chế mức tối đa việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung sau khi vụ án đã được kết thuc điều tra chuyển sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố
- Thứ ba, yêu cầu điều tra còn phản ánh trình độ, năng lực của cá nhân Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Nếu yêu cầu điều tra đúng sẽ giúp việc điều tra được đúng hướng, nhanh chóng làm rõ bản chất vụ án, kết luận được đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội. Nếu không có yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu điều tra không có căn cứ hoặc không chính xác, kịp thời và Điều tra viên yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn thì vụ án giải quyết không triệt để, bị kéo dài hoặc không chính xác làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan pháp luật, ảnh hưởng đến công tác phòng chống tội phạm.
Từ việc xác định tầm quan trọng của Yêu cầu điều tra, thời gian qua VKSND huyện Nam Sách đã có nhiều biện pháp đổi mới trong việc xây dựng, ban hành yêu cầu điều tra. Về nội dung, hình thức, chất lượng bản yêu cầu điều tra được nâng lên; góp phần tích cực giúp cho các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ, toàn diện, đúng hướng, đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra trường hợp Toàn án trả hồ sơ đề điều tra bổ sung. Từ đó nâng cao vị thế, vai trò của Viện kiểm sát và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.
Nguyễn Hồng Ngọc VKSND huyện Nam Sách |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.