- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Đến nay chưa có văn bản chính thức nào viết về ý nghĩa thanh kiếm và lá chắn trong phù hiệu, cấp hiệu ngành Kiểm sát nhân dân. Nhưng qua những quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, cùng hoạt thực tế chúng ta đều cảm nhận những điều tốt đẹp và ý nghĩa về hình ảnh thanh kiếm và lá chắn trong phù hiệu, cấp hiệu của ngành Kiểm sát nhân dân.
Trước hết, chúng ta hãy hiểu về "thanh kiếm" và "lá chắn" theo nghĩa thông thường.
“thanh kiếm” là một công cụ làm bằng kim loại, sắc nhọn, dùng để tấn công kẻ thù của các chiến binh trong rất nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với họ xông pha trận mạc, làm nên công trạng. Thanh kiếm không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu, phẩm giá và biểu trưng cho lòng dũng cảm, danh dự của người chiến binh. Thậm chí, có thanh kiếm còn mang ý nghĩa tượng trưng cho lịch sử của một dân tộc, là bảo vật quốc gia được truyền từ đời này sang đời khác.
Còn “lá chắn” là một công cụ thường làm bằng kim loại, có tính chất phòng thủ, dùng để bảo vệ cơ thể trước các loại vũ khí nguy hiểm như cung tên, gươm, giáo mác… Thông thường thì có “thanh kiếm” rồi mới có “lá chắn”. Để chống lại sự tấn công của kẻ thù với những vũ khí sắc nhọn, người xưa đã tạo ra “lá chắn”, là giải pháp rất hiệu quả.
Nếu như “thanh kiếm” mang ý nghĩa xông pha, là biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm thì “lá chắn” lại mang ý nghĩa sự hy sinh cao cả để che chở, bảo vệ sinh mạng, chính nghĩa, công lý.
Với những ý nghĩa cao cả đó, thật là phù hợp khi hình ảnh thanh kiếm và lá chắn được gắn trong phù hiệu, cấp hiệu của nghành kiểm sát nhân dân.
Phải chăng, thanh kiếm và lá chắn là hình tượng của chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.Thanh kiếm là hình tượng của chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân, đấu tranh với tội phạm, vi phạm, xử lý theo quy định. "...là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự." "...là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật".
Lá chắn chính là hình tượng cho nhiệm vụ lớn lao "Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất."
Đối với hoạt động thực tế, về cơ bản, VKSND các cấp đã bảo đảm " Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội ...được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật"."Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế... được tôn trọng và bảo vệ; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ... được thi hành nghiêm chỉnh;Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp ... được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh."
Đối với ngành Kiểm sát Hải Dương trong những năm gần đây đều hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, đặc biệt là hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu mà Quốc Hội và Ngành đã giao, năm sau đều cao hơn năm trước, nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng, được cấp ủy Đảng, HĐND và xã hội đánh giá cao.
Qua, 61 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm sát Nhân dân, nhìn nhận, đánh giá những kết quả đã đạt được, chúng ta thấy hết sức to lớn, tự hào và càng thấy hình ảnh "thanh kiếm" và "lá chắn" trên phù hiệu, cấp hiệu của ngành thêm ý nghĩa.
Nguyễn Văn Đoàn Phòng 8-VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.