- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Ngày 28/3/2018, Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lộc đã phối hợp với TAND huyện tổ chức vụ án dân sự về việc: Tranh chấp hợp đồng ủy quyền, để rút kinh nghiệm về kỹ năng của các Kiểm sát viên tại phiên tòa.
Tham dự các phiên tòa về phía Viện KSND huyện Gia Lộc có các đồng chí lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên tham dự, về phía Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc có các đồng chí lãnh đạo Tòa án, Thẩm phán, thư ký tham dự. Nội dung vụ án như sau:
Cụ Thỏa và cụ Tới có mối quan hệ là vợ chồng. Hai cụ có tài sản là quyền sử dụng đất số A 404556 mang tên cụ Phạm Văn Thỏa thuộc tờ bản đồ số 01, thửa đất số 246, diện tích 549m2 do UBND tỉnh Hải Hương cấp ngày 18/01/1993 ở xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Do hai cụ sinh sống xa nên ngày 24/11/2015 có hợp đồng ủy quyền cho con trai là ông Phạm Văn Nhường thay mặt hai cụ tặng cho toàn bộ phần diện tích đất trên cho cháu nội là anh Phạm Văn Hiệp sinh năm 1992 ở cùng thôn với hai cụ được quyền quản lí, sử dụng, định đoạt. Nhưng đến nay ông Nhường vẫn chưa làm thủ tục pháp lý để chuyển diện tích đất trên cho anh Hiệp. Vì vậy hai cụ Thỏa, Tới làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc hủy hợp ủy quyền ngày 24/11/2015 với anh Phạm Văn Nhường.
|
Sau phiên tòa rút kinh nghiệm, đơn vị tổ chức họp để cán bộ, Kiểm sát viên tham dự phiên tòa đóng góp ý kiến cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trên tinh thần thẳng thắn và mang tính xây dựng để rút ra những ưu điểm, hạn chế của Kiểm sát viên về việc nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ và chuẩn bị tham gia phiên tòa, các hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa, việc phát hiện vi phạm của Hội đồng xét xử để bổ sung vào bài phát biểu của KSV tại phiên tòa, tác phong và cách diễn đạt của KSV tại phiên tòa… Từ đó giúp cho KSV học hỏi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn đặc biệt là kỹ năng hỏi, xử lý tình huống, ứng xử tại phiên tòa, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp.
Kết quả việc họp rút kinh nghiệm được lập thành biên bản và được gởi về phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát tỉnh kịp thời để theo dõi, quản lý và có biện pháp chỉ đạo.
Kết quả đạt được qua việc phối hợp tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm:
+ Thông qua các phiên tòa rút kinh nghiệm, cán bộ Kiểm sát viên rèn luyện ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn nhất là các kỹ năng hỏi, xử lý tình huống, ứng xử, tác phong và bản lĩnh nghiệp vụ của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
+ Xây dựng được mối quan hệ phối hợp, chặt chẽ với Tòa án tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của từng ngành, kịp thời trao đổi rút kinh nghiệm các hoạt động tố tụng giữa Viện kiểm sát và Tòa án nhằm hạn chế vi phạm thủ tục tố tụng và vận dụng pháp luật, giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án và công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của Viện kiểm sát được chặt chẽ, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật qua đó tạo niềm tinh của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.
Những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm:
+ Một là tăng cường quan hệ phối hợp giữa VKS và Tòa án trong việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm:VKSND huyện Gia Lộc xác định quan hệ phối hợp với Tòa án cùng cấp là một trong những nhân tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nói chung và công tác kiểm sát xét xử dân sự nói riêng.
Vì vậy, trước khi chọn phiên tòa rút kinh nghiệm, giữa lãnh đạo VKS và lãnh đạo Tòa án có sự trao đổi trong việc chọn phiên tòa rút kinh nghiệm và thống nhất về nhận thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách, nhất là vai trò trung tâm của Tòa án trong công tác xét xử phải tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực, kinh nghiệm của các Thẩm phán và Kiểm sát viên.
+ Hai là công tác bố trí cán bộ: Công tác bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có kinh nghiệm, chuyên sâu và mang tính ổn định trong lĩnh vực kiểm sát dân sự là yếu tố quyết định, có bố trí cán bộ như vậy mới tạo điều kiện cho KSV có thời gian đầu tư nghiên cứu các quy định của pháp luật và nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa, đồng thời qua đó mới xây dựng được đội ngũ KSV giỏi trong lĩnh vực công tác này.
+ Ba là nêu cao ý thức trách nhiệm và tự rèn luyện của Kiểm sát viên: Kiểm sát viên được phân công phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, trước khi tham gia phiên tòa phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, căn cứ pháp luật và thực hiện tốt các bước chuẩn bị theo quy trình. KSV phải luôn trau dồi bổ sung kiến thức, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, trang bị cho mình chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, phản ứng nhạy bén, quyết đoán, sâu sát với hoạt động thực tiễn, nắm chắc pháp luật, mới có thể thực hiện tốt trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự nói chung và kiểm sát xét xử dân sự nói riêng.
Nguyễn Thị Thanh VKSND huyện Gia Lộc |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.