Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ việc tuyển chọn, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm thực hiện chính sách cán bộ, khen thưởng, kỷ luật. Các khâu công tác có quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau, thực hiện tốt khâu công tác này sẽ là tiền đề để thực hiện khâu công tác khác. Trong phạm vi bài viết này, đề cập đến một số kết quả đạt được, hạn chế trong thực hiện công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát Hải Dương, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khoá XI)
Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo đến nay.
Quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã ban hành
; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX)
Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2014 của Bộ Chính trị (khóa IX)
Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khoá XI)
Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số 03-HD/TU ngày 17/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Hướng dẫn số 21/HD-VKSTC-V9 ngày 31/3/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
về thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch số 60-KH/BCSĐ ngày 26/12/2012 về thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát Hải Dương và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua hơn 3 năm thực hiện, đã đạt được một số kết quả tích cực như sau:
Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng và đôi ngũ đảng viên, công chức các đơn vị hai cấp trong ngành đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trong của công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài. Cán bộ được luân chuyển đã yên tâm về tư tưởng, không có băn khoăn khi được quyết định luân chuyển, điều động, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hai là, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh, các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các đơn vị hai cấp trong ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực thực hiện, định kỳ hằng năm đều thực hiện việc nhận xét, đánh giá, rà soát, bổ sung quy hoạch, dần đưa công tác quy hoạch đi vào nền nếp, đảm bảo “mở” và “động”, mở rộng dân chủ, công khai đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Trong thực hiện công tác quy hoạch đã thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, quy trình; cán bộ được quy hoạch đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo hướng dẫn của VKSND tối cao và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Công tác quy hoạch đã đảm bảo cơ bản đồng bộ từ quy hoạch cán bộ lãnh đạo VKSND cấp huyện, cán bộ quản lý cấp phòng đến quy hoạch cán bộ lãnh đạo VKSND tỉnh, đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi. Về bố trí, sử dụng cán bộ quy hoạch: trong 3 năm qua, đã đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh, 01 Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, 05 Viện trưởng, 09 Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện; Viện trưởng VKSND tỉnh bổ nhiệm 07 Trưởng phòng, 08 Phó Trưởng phòng và tương đương, các cán bộ được bổ nhiệm đều trong quy hoạch, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới.
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ quy hoạch được Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh quan tâm, đã xây dựng Kế hoạch số 31-KH/BCSĐ ngày 24/4/2013, trong đó tập trung cho việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Chọn cử cán bộ trong diện quy hoạch do học, gồm: 04 cán bộ học Cao học Luật; 07 học Cao cấp lý luận chính trị; 19 cán bộ học Trung cấp lý luận chính trị; 01 cán bộ học bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên cao cấp; 06 cán bộ học Chương trình chuyên viên chính.
Hiện nay, số cán bộ được quy hoạch vào các chức danh như sau: chức danh Viện trưởng VKSND tỉnh: 01 người; chức danh Phó Viện trưởng VKSND tỉnh: 04 người; chức danh Viện trưởng VKSND cấp huyện: 16 người, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện: 11 người; chức danh Trưởng phòng và tương đương: 07 người, Phó Trưởng phòng và tương đương: 11 người. Về trình độ chuyên môn 100% cán bộ có trình độ Cử nhân Luật, trong đó 11 người có trình độ Thạc sỹ Luật; 11 người có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 29 người có trình độ Trung cấp lý luận chính trị; 06 người được đào tạo bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính.
Bốn là, công tác luân chuyển: đã thực hiện việc luân chuyển dọc đối với 01 Phó Trưởng phòng (quy hoạch chức danh Trưởng phòng) bổ nhiệm Viện trưởng VKSND huyện; thực hiện luân chuyển ngang đối với 04 người (02 Phó Trưởng phòng luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng khác; 02 Phó Viện trưởng cấp huyện luân chuyển, bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng VKSND huyện khác.
Gắn với việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quy hoạch, VKSND tỉnh Hải Dương đã tiến hành điều động để thực hiện tốt chủ trương bố trí Viện trưởng VKSND cấp huyện không phải là người địa phương và cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không quá hai nhiệm kỳ ở địa phương, đơn vị. Tính đến nay, có 7/12 Viện trưởng VKSND cấp huyện không phải là người địa phương (tỷ lệ 58,33%, đảm bảo tỷ lệ trên theo theo Kết luận 24-KL/TW), không có cán bộ lãnh đạo, quản lý nào giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ tại một địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian qua còn có hạn chế, khó khăn như: số lượng cán bộ quy hoạch vào từng chức danh còn ít, chưa đảm bảo tỷ lệ mỗi chức danh được quy hoạch từ 2 đến 3 người, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch thấp; có đơn vị chưa đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, có đơn vị hiện nay không còn nguồn quy hoạch; chất lượng quy hoạch cán bộ chưa đồng đều; còn có cán bộ được quy hoạch nhưng chưa thực sự phấn đấu học tập, rèn luyện phải đưa ra khỏi quy hoạch; số lượng cán bộ được luân chuyển còn hạn chế … Nguyên nhân của hạn chế trên chủ yếu do: số lượng công chức mới tuyển dụng chiếm tỷ lệ cao, chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để quy hoạch; còn có thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng quy hoach; cơ sở vật chất của một số đơn vị VKSND cấp huyện còn khó khăn như chưa có nhà công vụ, chế độ chính sách đối với cán bộ quy hoạch còn hạn chế nên công tác luân chuyển gặp khó khăn.
*
* *
Để đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các đơn vị trong ngành cần thực hiện tốt nội dung sau:
Một là, tiếp tục quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, của VKSND tối cao, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý làm cho mỗi cán bộ, đảng viên trong ngành thông suốt, thống nhất về nhận thức để tự giác thực hiện, xác định công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ là chủ trương đúng đắn của Đảng, của Ngành, là công việc thường xuyên trong công tác cán bộ.
Hai là, triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Kế hoạch số 36-KH/BCSĐ ngày 12/8/2016 của Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh về công tác luân chuyên, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát tỉnh Hải Dương.
Ba là, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng công chức nói chung và đạo tạo bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, tập trung đào tạo để chuẩn hóa tiêu chuẩn theo từng chức danh; xây dựng phong trào thi đua tự học, tự cập nhật kiến thức đối với mỗi công chức; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn để nâng cao kỹ năng, năng lực thực tiễn, bản lĩnh nghề nghiệp, như tổ chức các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính rút kinh nghiệm, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề… để chuẩn bị việc tạo nguồn cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020 -2025 tới đây.
Bốn là, làm tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ theo Quy chế về nhận xét, đánh giá công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân, đảm bảo các tiêu chí theo từng chức danh và thực chất hơn.
Năm là, về lâu dài cần đổi mới công tác tuyển dụng công chức đảm bảo lựa chọn được những công chức có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới đây.
Sáu là, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Đảng, nhà nước và Ngành đầu tư cơ sở vật chất, có các chế độ, chính sách đảm bảo cho thực hiện công tác luân chuyển cán bộ được thuận lợi hơn./.