- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Ngày 09/7/2020 Viện trưởng VKSND tối cao đã có quyết định số 240 ban hành Quy định về Quy trình tiếp công dân trong ngành KSND- có hiệu lực kể từ ngày ký 09/7/2020. Để giúp Kiểm sát viên, công chức nắm rõ hơn về quy trình này, xin được giới thiệu những nội dung cơ bản của quy trình tiếp công dân trong ngành KSND như sau:
1.Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1): quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân của công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân để tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh tại trụ sở VKSND các cấp.
2. Về đối tượng áp dụng (điều 2): gồm Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp được phân công nhiệm vụ tiếp công dân. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân của VKSND.
3. Về việc từ chối tiếp công dân (quy định tại điều 3):
Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân theo các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp và phải báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.
Cụ thể những trường hợp được từ chối tiếp công dân:
-Đối với những trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật tiếp công dân (Khoản 1,2 điều 9 Luật tiếp công dân quy định: người trong tình trạng say do dùng thuốc kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình..Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân) thì người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ nơi tiếp công dân lập biên bản ghi nhận sự việc để làm cơ sở từ chối tiếp công dân. Trường hợp công dân có hành vi gây rối trật tự tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ tại nơi tiếp công dân, cảnh sát bảo vệ hoặc công an phường, xã, thị trấn tại địa điểm tiếp công dân lập biên bản ghi nhận sự việc; báo cáo Viện trưởng để có ý kiến đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
-Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 điều 9 Luật tiếp công dân (Khoản 3 điều 9 Luật tiếp công dân: Người KN,TC về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình KNTC kéo dài) thì người tiếp công dân dự thảo văn bản Thông báo từ chối tiếp công dân trình người có thẩm quyền ký ban hành theo mẫu số 01 ban hành kèm theo quy định (Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng ký thay viện trưởng).
4. Xác định thông tin cá nhân của người KN,TC, kiến nghị phản ánh
- Khi tiếp người khiếu nại: phải yêu cầu người khiếu nại nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại hay là người đại diện khiếu nại hay người đại diện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại (điều 6).
- Xác định tính hợp pháp của người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của cá nhân cơ quan, tổ chức khiếu nại
+ Trường hợp đại diện theo pháp luật (Điều 7):
Trường hợp bố mẹ đại diện cho con chưa thành niên:phải yêu cầu xuất trình hộ khẩu;
Trường hợp người đại diện được cơ quan có thẩm quyền cử hoặc chỉ định phải yêu cầu xuất trình văn bản cử, chỉ định của cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện việc KN thông qua người đứng đầu thì yêu cầu xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy tờ hợp pháp khác.
+Trường hợp đại diện theo ủy quyền (điều 8):
Phải xuất trình văn bản ủy quyền.
Trường hợp ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý thì phải xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và văn bản ủy quyền khiếu nại.
- Khi tiếp người tố cáo phải yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân, kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ đó (Điều 17).
-Khi tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ túy thân, giấy giơi thiệu, giấy ủy quyền (nếu có)- Điều 26.
5. Việc tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo:
- Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ như: quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết KN, các thông tin tài liệu chứng cứ có liên quan đến KNTC…chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng và viết giấy biên nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 204 của VKSND TC (điều 12, 20).
- Xử lý KN không thuộc thẩm quyền: Trường hợp KN không thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của VKS, người tiếp công dân đã giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn đề nghị VKS nhận đơn thì người tiếp công dân lập biên bản tiếp nhận, xác định rõ vụ việc không thuộc thẩm quyền và chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho công dân biết (Điều 14)
-Xử lý tố cáo (điều 22):
+Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của VKS cấp mình thì nhận đơn.
+Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS thì hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì nhận đơn, báo cáo Lãnh đạo viện xem xét quyết định chuyển đơn cùng tài liệu đến đơn vị nghiệp vụ để xử lý theo quy định.
-Xử lý tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại đã được giải quyết (Điều 25).:
+Trường hợp KN đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì xử lý như sau:
*Nếu người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết KN có hành vi vi phạm pháp luật thì nhận đơn.
*Nếu người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ thì giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc KNTC theo quy định của pháp luật. nếu công dân không chấp hành thì từ chối tiếp công dân.
6. Tiếp người kiến nghị phản ánh:
Việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người kiến nghị phản ánh cung cấp và phân loại, xử lý kiến nghị phản ảnh: được thực hiện như đối với trường hợp xử lý khiếu nại (điều 12,13,14).
Phan Thị Bình Minh Thanh tra-Khiếu tố |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.