- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Từ thiện là một hoạt động nhân đạo được xã hội quan tâm ủng hộ, nhất là hoạt động hướng về Miền Trung thương yêu như hiện nay. Nhiều tấm gương điển hình làm từ thiện gây xúc động, được nhiều người ủng hộ tiền, vật chất, tinh thần, được nhiều người hâm mộ. Tuy vậy, đâu đó có một số hoài nghi một ai đó khi nhận tiền (hoặc tài sản) ủng hộ từ thiện nhưng không làm từ thiện hết tiền (hoặc tài sản) đã được quyên góp mà chiếm đoạt số tiền (hoặc tài sản) còn lại đó, chẳng hạn được nhiều người ủng hộ quyên góp 10 tỷ đồng nhưng chỉ làm từ thiện 6 tỷ đồng, còn lại để tiêu riêng cho cá nhân mình 4 tỷ đồng. Làm từ thiện như thế thì có phạm tội không?
Theo tôi người đó đã lạm dụng lòng tin của những người ủng hộ là gửi gắm bản thân mang tiền của họ làm từ thiện (chuyển tới tay những người đang gặp khó khăn) và chiếm đoạt một phần số tiền đó. Nếu số tiền chiếm đoạt (dùng vào việc cá nhân, không liên quan tới việc từ thiện) từ 4 triệu đồng trở lên là cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định:
"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) ......nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối ......chiếm đoạt tài sản đó......"
Tùy theo tính chất, mức độ, người đó có thể phạm vào khoản 1,2, 4 và khoản 5 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt cụ thể, trong đó có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. Họ cũng có thể phạm tội nếu tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này......nhưng rất khó xảy ra tình huống này, bởi nếu vậy, thì họ cũng không được ai tín nhiệm và giao tiền để đi từ thiện, nên tôi xin phép không đưa ra bàn luận.
Nếu người đó làm trong tổ chức từ thiện, do có chức vụ, quyền hạn nhất định mà chiếm đoạt số tiền hoặc tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì phạm vào tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi vì người đó đã có hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ; người có chức vụ là do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Điều 353. Tội tham ô tài sản, quy định:
"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.... thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm...."
Tùy theo tính chất, mức độ, người đó có thể phạm vào khoản 1,2,4 và khoản 5, 6 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt cụ thể, trong đó có thể bị phạt tù từ 2 năm đến chung thân hoặc tử hình.
Họ cũng có thể phạm tội nếu tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; nhưng những điều này ít khi xảy ra.
Trên đây là quan điểm riêng của tôi, rất mong sự trao đổi, bàn luận để làm rõ vấn đề và cũng là cảnh báo chung cho những người lợi dụng lòng từ thiện, sự tin tưởng của những người hảo tâm để chiếm đoạt tài sản của những người người đang gặp khó khăn, cần cứu trợ.
Nguyễn Văn Đoàn Phòng 8 - VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.