Trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại về tội phạm liên quan đến phòng dịch bệnh Covid-19

Thứ năm - 25/02/2021 10:05

Trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại về tội phạm liên quan đến phòng dịch bệnh Covid-19

Ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành văn bản số 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội pham liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật  đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến quy định tại 09 tội danh, đó là: Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người (điểm c khoản 1 Điều 240); Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (Điều 295); Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); Tội buôn lậu (Điều 188); Tội đầu cơ (Điều 196); Tội chống người thi hành công vụ  (Điều 330); Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng  (Điều 360).

Ảnh minh hoah: phiên tòa hình sự (Nguồn ảnh: internet)

Trong 09 tội danh nêu trên, Pháp nhân thương mại có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Tội buôn lậu (Điều 188) và  Tội đầu cơ (Điều 196); Bởi Điều 76 Bộ luật hình sự quy định: Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.”

Quy định chung:  pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm tội thỏa mãn 4 điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Về tội Buôn lậu (Điều 188): Pháp nhân thương mại có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính (mục 1.7, công văn 45/TANDTC-PC).

Thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phải theo quyết định của  Cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành  Danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 theo Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 và Quyết định số 1533/QĐ-BYT ngày 03/04/2020 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 941/QĐ-BYT

Về tội Đầu cơ (Điều 196) Pháp nhân thương mại có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa  đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính (mục 1.8, công văn 45/TANDTC-PC).  

Phải có Quyết định về việc công bố là mặt hàng bình ổn giá, tại thời điểm phạm tội; Điều 18 Luật giá quy địnhThẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường; Gồm: a) Xăng, dầu thành phẩm; b) Điện; c) Khí dầu mỏ hóa lỏng; d) Phân đạm; phân NPK; đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; g) Muối ăn; h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; k)Thóc, gạo tẻ thường; l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. b) Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế – xã hội. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.

Phải có danh mục hàng hóa nhà nước cần định giá (Điều 19 Luật giá quy định: Nhà nước định giá đối với: a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; b) Tài nguyên quan trọng; c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước

Pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội  vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (Điều 295), chỉ có Chủ cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 295), trong trường hợp thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.

Như vậy, Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn quy định tại Điều 75, Điều 76 Bộ luật hình sự, về các tội Đầu cơ và Buôn lậu, liên quan đến phòng dịch bệnh covid-19.

                                                                            Nguyễn Quang Trung
P7- VKSND tỉnh Hải Dương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây