- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Hiện nay có một số ý kiến đang tranh cãi về việc Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có xung đột, mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ tạm giam không? Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án có được quyền bầu cử hay không? Phải thực hiện như thế nào trong trường hợp này ?
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Một trong những điểm mới của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là quy định về quyền được bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân của người bị tạm giữ, tạm giam tại điểm b khoản 1 Điều 9.
Khoản 2 Điều 3 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam giải thích từ ngữ “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can, bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ” . Có quan điểm cho rằng như vậy thì tất cả những người bị tạm giam theo định nghĩa tại Điều 3 đều có quyền bầu cử như tại quy định tại Điều 9 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, trong đó có người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.
Tuy nhiên Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri gồm : “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.
Và như vậy, đối chiếu giữa quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có mâu thuẫn về quyền bầu cử của người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án. Theo đó, các ý kiến cho rằng đây là vướng mắc cần phải có hướng dẫn cụ thể để việc thực hiện được đảm bảo thống nhất.
Theo tôi nội dung trên không có vướng mắc mà đã được quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó người bị tạm giữ, tạm giam “Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân… ”. Như vậy người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án tuy cũng là “người đang bị tạm giam”, tuy nhiên sẽ không được thực hiện quyền bầu cử theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh Phòng 8- VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.