- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 Viện trưởng Viện KSND tối cao ban hành biểu mẫu công tác kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự, nhưng không có biểu mẫu kiểm sát thông báo thụ lý- đây là nội dung vướng mắc khi triển khai thực hiện trong thực tiễn. Cụ thể:
Tại biểu mẫu số 22/DS (Phiếu kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự - Phần dành cho cấp sơ thẩm để thực hiện quyền kiến nghị), gồm 5 phần: (1) Kết quả kiểm sát văn bản trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; (2) Kết quả kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc dân sự; (3) Kết quả kiểm sát Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và việc chuyển hồ sơ cho VKS; (4) Các vi phạm khác; (5) Quan điểm đề xuất.
Do không có biểu mẫu kiểm sát thông báo thụ lý, nên khi kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án, có quan điểm cho rằng khi nhận được thông báo thụ lý, Kiểm sát viên được phân công chưa phải lập ngay phiếu kiểm sát; việc lập phiếu Kiểm sát được thực hiện khi Kiểm sát viên báo cáo đường lối giải quyết vụ, việc trước khi tham gia phiên tòa;
Thông qua hoạt động thanh tra, tôi thấy: Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc thụ lý vụ, việc dân sự (Điều 58 Bộ luật TTDS); Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát việc thụ lý vụ án phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát theo quy định tại Điều 196 BLTTDS; Căn cứ các điều 26, 28, 30, 32, 186 và 187 BLTTDS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách pháp lý của người khởi kiện và những nội dung khác. Trường hợp phát hiện vi phạm thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này” (khoản 1, 2 Điều 10 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện KSND tối cao)
Như vậy, nếu chờ đến khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, Kiểm sát viên mới lập phiếu kiểm sát Thông báo thụ lý theo mẫu số 22/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC là thiếu chủ động, có thể vi phạm trong hoạt động thụ lý của Tòa án không được phát hiện, khắc phục sửa chữa kịp thời. Do đó, khi nhận được Thông báo thụ lý vụ, việc, Kiểm sát viên được phân công phải lập ngay phiếu kiểm sát (dưới dạng báo cáo đề xuất) với đầy đủ nội dung theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 10 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC, hoạt động này đảm bảo tính kịp thời và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND và của Kiểm sát viên theo Điều 27 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014 và Điều 58 BLTTDS năm 2015.
Tuy nhiên, sử dụng ngay biểu mẫu số 22/DS từ khi nhận Thông báo thụ lý là không hợp lý, vì giai đoạn kiểm sát Thông báo thụ lý chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Khoản 2, Điều 10, Quy chế 364/QĐ-VKSTC, trong đó xác định TA thụ lý có đúng quan hệ tranh chấp, có đúng thẩm quyền, thời hiệu, điều kiện khởi kiện, tư cách pháp lý của người khởi kiện... hay không, còn các vấn đề khác thì phát sinh sau khi đã thụ lý “hợp lệ”...
Để bảo đảm tính thống nhất trong việc vận dụng các thao tác kiểm sát, đề nghị Viện KSND tối cao quy định rõ Mẫu Phiếu kiểm sát thông báo thụ lý vụ, việc dân sự, tránh “tùy nghi” khi việc vận dụng trong thực tiễn.
Trên đây là vướng mắc trong việc thực hiện biểu mẫu kiểm sát Thông báo thụ lý vụ, việc dân sự, tôi xin mạnh dạn trao đổi với các đồng chí để cùng thống nhất nhận thức và thực hiện.
Nguyễn Thị Hải Thanh tra Viện KSND tỉnh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.