- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Vắc xin COVID-19 đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có thể cứu sống nhiều người trong đại dịch. Giống như tất cả các loại vắc-xin khác, chúng không bảo vệ hoàn toàn cho tất cả những người được tiêm. Vì vậy, cùng với việc chủng ngừa, chúng ta vẫn phải tiếp tục các biện pháp khác để chống lại đại dịch.
Khả năng bảo vệ của vắc xin và thời gian tiêm
Vắc xin có thể bảo vệ cơ thể rất tốt, nhưng sự bảo vệ đó cần có thời gian để xây dựng. Mọi người phải tiêm đủ các liều cần thiết để xây dựng khả năng miễn dịch đầy đủ. Đối với vắc xin hai liều, vắc xin chỉ bảo vệ một phần sau liều đầu tiên, và liều thứ hai làm tăng khả năng bảo vệ đó. Sự bảo vệ của vắc xin đạt đến mức tối đa khoảng vài tuần sau liều thứ hai. Đối với vắc-xin một liều, mọi người sẽ có khả năng miễn dịch tối đa chống lại COVID-19 vài tuần sau khi chủng ngừa.
Khả năng bảo vệ của vắc xin và sự nhiễm bệnh
Vắc xin có thể ngăn hầu hết mọi người khỏi bị mắc COVID-19, nhưng không phải tất cả mọi người.
Ngay cả sau khi một người tiêm đủ tất cả các liều và đợi một vài tuần để hình thành khả năng miễn dịch, vẫn có khả năng họ bị nhiễm bệnh. Vắc-xin không cung cấp khả năng bảo vệ hoàn toàn (100%), do đó, “ca nhiễm đột phá” – tình trạng bệnh nhân nhiễm vi-rút mặc dù đã được tiêm chủng đầy đủ - sẽ xảy ra.
Nếu người được tiêm chủng bị bệnh, họ có thể có các triệu chứng nhẹ hơn, nói chung rất hiếm khi người được tiêm chủng bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Khả năng bảo vệ của vắc xin và sự lây truyền bệnh
Vắc xin COVID-19 là công cụ quan trọng trong ứng phó với đại dịch và bảo vệ chống lại các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong. Vắc xin ít nhất sẽ bảo vệ cơ thể ở một mức độ nào đó khỏi việc nhiễm bệnh và lây truyền bệnh cho người khác, nhưng không nhiều bằng khả năng chúng bảo vệ cơ thể chống lại việc bệnh tiến triển nghiêm trọng và tử vong. Chúng ta cần thêm bằng chứng để xác định chính xác mức độ ngăn chặn sự nhiễm bệnh và lây truyền của chúng.
Sau khi được chủng ngừa, chúng ta nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, chẳng hạn như giữ khoảng cách với người khác, đeo khẩu trang, giữ phòng thông thoáng, tránh nơi đông người, rửa tay và ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy. Hãy đi xét nghiệm nếu bạn bị ốm, ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng. Thường xuyên kiểm tra các thông báo của địa phương nơi bạn sống và làm việc.
Ảnh: người dân thực hiện tiêm vắc xin Covid -19, nguồn: Internet
Khả năng bảo vệ của vắc xin và các biến chủng
Khi các ca bệnh gia tăng và tốc độ lây truyền nhanh hơn, nhiều khả năng các biến thể mới nguy hiểm và dễ lây lan hơn sẽ xuất hiện, có thể dễ dàng lây lan hơn hoặc gây ra bệnh nặng hơn.
Dựa trên những gì chúng ta biết cho đến nay, vắc xin đang chứng minh hiệu quả chống lại các biến thể hiện có, đặc biệt là ngăn ngừa các ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, một số biến thể đang có tác động đến khả năng bảo vệ chống lại các ca bệnh nhẹ của vắc xin.
Vắc xin có khả năng duy trì hiệu quả chống lại các biến thể nhờ phản ứng miễn dịch phổ rộng mà chúng gây ra, có nghĩa là những thay đổi hoặc đột biến của vi rút không có khả năng làm cho vắc xin hoàn toàn mất tác dụng. WHO vẫn đang tiếp tục liên tục xem xét các bằng chứng và sẽ cập nhật hướng dẫn khi họ có thêm thông tin.
Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ chống lại các biến thể mới là tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiêm vắc xin. Tất cả các vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp đã được thử nghiệm kỹ lưỡng và chứng minh là mang lại mức độ bảo vệ cao chống lại các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong. Khi các biến thể vi rút mạnh hơn xuất hiện, bạn cần phải tiêm vắc xin khi đến lượt được tiêm.
Nguồn sưu tầm: https://suckhoedoisong.vn/hieu-ve-tinh-hieu-luc-hieu-qua-va-kha-nang-bao-ve-cua-vac-xin-169197711.htm
Nguyễn Thị Thanh Thiện (sưu tầm) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.