Mục tiêu đề án xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030

Thứ ba - 07/09/2021 05:43

Ngày 15/8/2021, Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Dương ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đắp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021 -2030. Theo đó, đề án đề ra các mục tiêu như sau:

Về mục tiêu chung, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh Hải Dương có phẩm chất, trình độ, năng lực, uy tín; ngang tầm nhiệm vụ; có đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý; có khát vọng phát triển mạnh mẽ, có tư duy đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỳ luật cao, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc được giao; phong cách và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách; từng bước được trẻ hóa, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; có kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ và kỹ năng công tác đáp ứng đòi hỏi của công cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu xây dựng tỉnh Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2025, là tỉnh công nghiệp hiện đại năm 2030. Xây dựng hình mẫu cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu "3 không", "4 có", "6 dám".

Căn cứ vào mục tiêu chung kể trên, đề án triển khai các mục tiêu cụ thể theo các giai đoạn như sau:

- Đến hết năm 2025: Xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh Hải Dương đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Phấn đấu trên 20% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đảm bảo tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên cao cấp; 100% lãnh đạo cấp sở, ngành và 70% cán bộ thuộc diện Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện quản lý đảm bảo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính (trừ cán bộ cấp xã). Có ít nhất 10% - 15% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi; có ít nhất 02 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dưới 45 tuổi; có ít nhất 15% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi; 10% trở lên cấp ủy viên cấp xã có độ tuổi 30 tuổi; tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy các cấp không dưới 15%; tỷ lệ cấp ủy viên các cấp đạt ít nhất 20%; phải có ít nhất 01 cán bộ nữ trong Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, cấp tỉnh và trong số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện. Bố trí 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt, 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học và trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước, chuẩn hóa về nghiệp vụ và kỹ năng công tác (đối với lực lượng vũ trang theo quy định riêng của ngành); 80% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, có ít nhất 30% bí thư cấp ủy cấp xã đồng thời là chủ tịch UBND. Bố trí 100% bí thư cấp ủy cấp huyện không phải là người địa phương. Mỗi năm luân chuyển ít nhất 10% cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giữa các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, giữa tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, giữa các huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu mỗi đơn vị cấp huyện bố trí ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn có bí thư cấp ủy hoặc chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương; bố trí 10-15% số xã, phường, thị trấn, có cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. 40% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT  ngày 24/01/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; cán bộ lãnh đạo các sở, ngành liên quan trực tiếp đến đối ngoại, hợp tác quốc tế cần sử dụng thành thạo ngoại ngữ.

- Đến hết năm 2030: Xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng. Phấn đấu trên 30% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đảm bảo tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên cao cấp; 100% lãnh đạo cấp sở, ngành và 90% cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp huyện quản lý đảm bảo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính (trừ cán bộ cấp xã). Từ 15% - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi; có ít nhất 02 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dưới 45 tuổi; có từ 20-25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi; tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt ít nhất 20%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp đạt ít nhất 20%; tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy các cấp không dưới 15%. 100% công chức cấp xã có trình độ đại học và 100% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác; có trên 50% bí thư cấp ủy cấp xã đồng thời là chủ tịch UBND. Mỗi năm luân chuyển ít nhất 15% cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giữa các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, giữa tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, giữa các huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu mỗi đơn vị cấp huyện bố trí ít nhất 20% số xã, phường, thị trấn có bí thư cấp ủy hoặc chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương; 15-20% số xã, phường, thị trấn, có cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. 50% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; cán bộ lãnh đạo các sở, ngành liên quan trực tiếp đến đối ngoại, hợp tác quốc tế cần sử dụng thành thạo ngoại ngữ; có từ 25-35% cán bộ cấp tỉnh đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.  

Đề án số 02 về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021 -2030 của Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Dương được đưa ra nhằm cụ thể hóa tầm nhìn đổi mới của các cấp lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh ta trong giai đoạn mới. Qua đó, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Hải Dương đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như quá trình phát triển của tỉnh Hải Dương nói riêng và của đất nước nói chung.

                                                                                            Nguyễn Thanh Tùng (giới thiệu)
Phòng tổ chức cán bộ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây