Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 01C/VP ngày 03/1/1946 về công văn, giấy tờ, trong đó người đã chỉ rõ: “
tài liệu lưu trữ có giá trị đăc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và đánh giá “
tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch và công tác phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học ký thuật”. Do đó, việc lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết sức quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của công tác lưu trữ đối với xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nên ngày 17/9/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1229/QD-TTg về ngày truyền thống ngành lưu trữ Việt Nam và lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là ngày"
Lưu trữ Việt Nam"
Công tác lưu trữ trong mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có một điểm chung là trong quá trình hoạt động đều phát sinh những giấy tờ liên quan và những văn bản, tài liệu có giá trị đều được lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Để văn bản, tài liệu lưu trữ được giữ gìn, bảo quản, hệ thống khoa học, thuận lợi cho việc tra cứu, cung cấp thông tin... Công tác lưu trữ trong ngành kiểm sát nhân dân lại càng có tầm quan trọng to lớn, bởi các tài liệu, văn bản ngành kiểm sát là những văn bản có giá trị pháp lý, liên quan đến
sinh mệnh chính trị và Lý lịch tư pháp của mỗi con người. Việc quản lý tốt hồ sơ, tài liệu có vài trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, không chỉ phục vụ yêu cầu nhiệm vụ trước mắt mà cò là một quá trình lâu dài ở cả ba cấp kiểm sát, đồng thời giúp cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, thực hiện các chuyên đề trong hoạt động thực tiễn.. Nhận thức được tầm quan trọng này nên ngày 14/8/2008 VKSND Tối cao ban hành quyết định 75/ QD- VKSTC về việc ban hành quy chế về công tác lưu trữ trong ngành kiểm sát nhân dân, cụ thể hóa quy định này, ngày 28/8/2013, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 425 về việc ban hành quy chế công tác văn thư, lưu trữ của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đều có kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ riêng, đều xác định công tác lưu trữ là nhiệm vụ quan trọng, cần phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả và là một các chỉ tiêu thi đua của từng đơn vị.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Hà đã luôn thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương, xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ của đơn vị. Đã bố trí phòng lưu trữ riêng, cao ráo và không bị dột nát, chỉnh lý hồ sơ đưa lên giá di động, sắp xếp theo phông lưu trữ hoàn chỉnh thứ tự, tài liệu không có mối mọt. Đã vào phần mềm lưu trữ theo đúng sự chỉ đạo ngành cấp trên và quy định về lưu trữ. Lãnh đạo đơn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác lưu trữ, đưa công tác này đi vào nề nếp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bám sát vào các quy định của pháp luật, của ngành. Vì vậy, những tài liệu, công văn được bảo quản an toàn, bí mật, phục vụ kịp thời nhanh chóng công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu cho cán bộ, công chức trong đơn vị cùng các cơ quan, ban ngành khi có yêu cầu. Điển hình.
năm 2014, bộ phận lưu trữ VKS Thanh Hà đã cung cấp hồ sơ vụ Bùi Đình Trong đã tạm đình chỉ 18 năm trước về tội: Cướp tài sản nay phục hồi điều tra để xử lý theo quy định pháp luật hình sự. Bên cạnh những kết quả đạt được do nhiều nguyên nhân mà công tác lưu trữ của đơn vị chất lượng còn hạn chế: Đó là cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu: Kho lưu trữ chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định dẫn đến việc phân loại lưu trữ từ khi tái lập huyện đến nay chưa thực hiện xong.
Khối lượng hồ sơ ngày càng nhiều cán bộ lưu trữ kiêm nhiệm, đào tạo không cơ bản, lại chưa thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ; chế độ phụ cấp, đãi ngộ còn hạn chế. Bên cạnh đó còn có cán bộ chưa nhận thấy đầy đủ về mục đích lưu trữ, tài liệu, trách nhiệm chưa cao.
Ngày 03/01/2016 tới đây, ngành lưu trữ tròn 70 năm thành lập. Thiết thực kỷ niệm chào mừng ngày truyền thống lưu trữ Việt Nam, cán bộ, công chức VKSND huyện Thanh Hà xác định cần phải tập trung hơn nữa tăng cường hơn nữa nâng cao trách nhiệm, khắc phục khó khăn để làm tốt công tác lưu trữ góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2016 và những năm tiếp theo…