- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Tổ chức phiên toà hình sự rút kinh nghiệm là một trong các biện pháp công tác nhằm nâng chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết án hình sự, góp phần tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chống oan sai, bỏ lọt tội phạm do Đảng, Quốc hội giao cho ngành Kiểm sát nhân dân;
Nhiều năm qua, hai cấp Viện kiểm sát tỉnh Hải Dương đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ Tổ chức phiên toà hình sự rút kinh nghiệm, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà được nâng lên rõ rệt, phát biểu, kết luận của Kiểm sát viên tại phiên toà “thấu lý, đạt tình”, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan, không bỏ lọt tội phạm, được cấp uỷ Đảng, chính quyền ghi nhận, người dân ủng hộ. Năm 2022, cùng việc quán triệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm sát do Viện trưởng Viện KSND tối cao và Tỉnh uỷ Hải Dương giao cho, thì việc nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát tại các phiên toà hình sự rút kinh nghiệm vẫn là giải pháp thiết thực để “chống oan, chống lọt”. Xuất phát từ yêu cầu này, chúng tôi xin đưa ra một số công việc sau:
Thứ nhất; Tiếp tục tổ chức thực hiện thực hiện Kế hoạch số 31/KH-VKS-P7 ngày 18/7/2016 của VKSND tỉnh Hải Dương về thực hiện Chỉ thị số 09/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa;
Thứ hai; Chủ động thực hiện đúng đủ quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự, như Sử dụng tài liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh,hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử trực tuyền, được liên ngành tư pháp Trung ương quy địnhtại Thông tư liên tịch số 05/2021/TTL-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 và Hướng dẫn số 11/HD-VKS-P7 ngày 21/12/2021 và số 12/HD-VKS-P7 ngày 30/12/2021 của Viện KSND tỉnh Hải Dương.
Thứ ba; Chú trọng chất lượng tổ chức rút kinh nghiệm khi tổ chức phiên toà, theo đó: chỉ tổ chức rút kinh nghiệm khi vụ án có tính chất phức tạp về chứng cứ, vụ án có bị cáo không nhận tội, vụ án có nhiều nội dung tranh tụng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến tín dụng đen...Các phiên tòa rút kinh nghiệm phải đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19 của địa phương. Đơn vị tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm phải nghiêm túc thực hiện hướng dẫn mang tính quy trình của Viện kiểm sát cấp trên (trình tự, thủ tục, nội dung, chế độ báo cáo...)
Thứ tư; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà, như: số hóa hồ sơ và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa phiên toà xét xử trực tuyến, 100% tại phiên tòa rút kinh nghiệm mở rộng,trực tuyến; đánh giá, sử dụng chứng cứ, dữ liệu điện tửcác vụ án đưa ra xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; vụ án bị cáo kêu oan, bị cáo không nhận tội, tội phạm mới, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến tín dụng đen, phòng dịch covid19, vụ án có tính chất phức tạp…
Thứ năm; Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát tỉnh đối với Viện kiểm sát cấp huyện; định kỳ tổng hợp kết quả, rút kinh nghiệm tồn tại, hạn chế; Sửa đổi bổ sung Quy định về khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm;
Thứ sáu; Tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, Toà án nhân dân để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm; Chủ động phối hợp sửa đổi bổ sung Quy chế của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND tỉnh Hải Dương, về phối hợp THQCT, KSXX và xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương, theo hướng phù hợp quy định pháp luật mới, rõ trách nhiệm nội dung phối hợp, đảm bảo khả thi khi thực hiện, kiểm tra chỉ đạo liên ngành.
Nguyễn Quang Trung Phòng 7 VKSND tỉnh Hải Dương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.