- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, ngành Kiểm sát tỉnh Hải Dương đã đề ra nhiều giải pháp không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một trong những giải pháp mà VKSND tỉnh Hải Dương đã và đang thực hiện đó là hướng tới đổi mới công tác tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm sát giải quyết án hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
(Ảnh: KSV tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính)
Công tác đào tạo bồi dưỡng về nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức được xác định là nhiệm vụ đột phá về công tác cán bộ của đơn vị. Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, Kiểm sát viên được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú; phù hợp với tình hình thực tế tại từng thời điểm: bồi dưỡng theo kế hoạch và tự đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Cụ thể:
- Trước khi Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực pháp luật, VKSND tỉnh Hải Dương đã tổ chức cho cán bộ, công chức hai cấp tham gia học tập về quy định của Luật TTHC tại Hội nghị trực tuyến do VKSND tối cao tổ chức và tiếp tục quán triệt học tập những quy định mới có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, kiểm sát viên tại Hội nghị trực tuyến tháng 4/2016. Tổ chức học tập các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính, các Quy chế, Quy trình, Hướng dẫn của VKSND tối cao thực hiện dưới nhiều hình thức như: phổ biến, quán triệt tại các cuộc họp của đơn vị, sao gửi văn bản qua hệ thống hộp thư điện tử của ngành, thông báo rút kinh nghiệm, chuyên đề tại giao ban hai cấp.
- Từ năm 2016 đến năm 2021 đơn vị tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều lớp học bồi dưỡng, kỹ năng giải quyết án hành chính, xây dựng kế hoạch và tổ chức 05 cuộc thi nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong đơn vị: tổ chức việc tham gia học tập nhận thức về Luật tố tụng hành chính năm 2015 và kỹ năng nghiệp vụ của Kiểm sát viên dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng tạo không khí, tinh thần nghiên cứu học tập sôi nổi, lan tỏa sâu rộng trong toàn thể các cán bộ, công chức, Kiểm sát viên, tạo môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi, trau dồi kiến thức thông qua cuộc thi "Chúng tôi là Kiểm sát viên" (năm 2016); 02 cuộc thi viết về: xây dựng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ, việc dân sự, vụ án hành chính (năm 2020); kỹ năng xây dựng bài phát biểu của Kiểm sát viên và xử lý tình huống tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính, vụ án dân sự có liên quan đến đất đai" (năm 2021). Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài Ngành tổ chức 05 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại địa phương trong đó có 03 lớp bồi dưỡng về kỹ năng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính” (năm 2018); 02 lớp Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, án hành chính, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong HĐTP (năm 2019). Trong tình hình dịch bệnh covid 19 đã vận dụng linh hoạt chuyển hình thức học tập trung 02 lớp (lớp Bồi dưỡng kiến thức mới, chuyên sâu về Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính và lớp Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động) sang hình thức học trực tuyến từ điểm cầu Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến các điểm cầu VKSND tỉnh và VKSND cấp huyện (năm 2021).
- Ngay từ đầu năm nghiệp vụ, đơn vị luôn xác định thực hiện mục tiêu kép: gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ với công tác thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ; công tác thúc đẩy phong trào tự học tập nghiên cứu, các qui định về pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai, các qui chế nghiệp vụ...gắn với các hoạt động kiểm tra, công tác tham gia tư vấn pháp luật tại địa phương của đơn vị:
Công tác đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao kỹ năng của kiểm sát viên tại phiên tòa được triển khai thực hiện thông qua phối hợp với Tòa án tổ chức 25 phiên tòa rút kinh nghiệm của VKSND hai cấp (trong đó cấp tỉnh 11 phiên tòa, cấp huyện 14 phiên tòa). Xác định mỗi phiên tòa rút kinh nghiệm đảm bảo các tiêu chí tại hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của VKSND tối cao (các vụ án phức tạp, có tính chất điển hình, vụ án tranh chấp xảy ra phổ biến ở địa phương, vụ án đa dạng người tham gia tố tụng hoặc người bảo vệ quyền lợi ích của các đương sự) yêu cầu Kiểm sát viên phải nghiên cứu và linh hoạt trong giải quyết và xử lý tình huống khác nhau là bài học kinh nghiệm thiết thực nhất không chỉ đối với kiểm sát viên trực tiếp tham gia xét xử mà mở rộng hơn là đối với cán bộ, kiểm sát viên trong toàn đơn vị. Do vậy đảm bảo 100% cán bộ, kiểm sát viên của đơn vị phải tham dự, ghi chép diễn biến phiên tòa để đưa ra ý kiến tham gia về xử lý của Kiểm sát viên trước, trong phiên tòa. Sau khi kết thúc phiên tòa các đơn vị tổ chức họp để đánh giá, phân tích, chấm điểm nội dung đề xuất xét xử, xây dựng bài phát biểu, xử lý các tình huống tại phiên tòa của Kiểm sát viên tại phiên tòa nhằm bổ sung hoàn thiện những thiếu sót và rút kinh nghiệm trong công tác xét xử án hành chính.
Thúc đẩy phong trào tự học tập, tự nghiên cứu các quy chế nghiệp vụ của đội ngũ công chức nhằm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động công vụ thông qua việctổ chức kiểm tra kiến thức về các quy chế, quy định về công tác nghiệp vụ đối với 100% Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên nghiệp vụ (năm 2018). Mở rộng và thúc đẩy việc học tập, tự nghiên cứu các quy định, vướng mắc thực tiễn liên quan đến việc quản lý hành chính về đất đai tại các dự án thu hồi đất của UBND tỉnh Hải Dương thông qua công tác tham gia tư vấn pháp luật đối với các dự án thu hồi đất để xây dựng các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở công tác phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương công tác tham gia tư vấn pháp luật được triển khai thực hiện đến các đơn vị VKS hai cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ chính trị địa phương đồng thời giúp Kiểm sát viên sớm nắm bắt nội dung của từng dự án để có hướng xử lý, giải quyết khi có phát sinh khởi kiện vụ án hành chính về lĩnh vực này.
- Nhằm xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên đồng đều về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác của đơn vị và yêu cầu cải cách tư pháp, hằng năm VKSND tỉnh Hải Dương xây dựng kế hoạch về đăng ký xây dựng chuyên đề, đăng ký xây dựng giải pháp, sáng kiến trong lĩnh vực kiểm sát giải quyết án hành chính, đồng thời tổ chức nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề tại các cuộc giao ban 2 cấp hàng tháng; chỉ đạo đơn vị VKS cấp huyện tổ chức họp giao ban, xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, học tập các văn bản trong đó có công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, KDTM, LĐ...để học tập, rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đơn vị đã gắn kết việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao của cán bộ, kiểm sát viên với thực hiện các nhiệm vụ chung và thực hiện việc đào tạo luân phiên, luân chuyển phân công nhiệm vụ.
Hàng tháng, hàng quý Kiểm sát viên thông qua công tác giải quyết các vụ án hành chính thường xuyên tích lũy kinh nghiệm, phát hiện vi phạm và những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật TTHC của đơn vị 02 cấp để xây dựng nội dung thông báo rút kinh nghiệm, nội dung kiến nghị và tổng hợp nội dung để xây dựng các báo cáo chuyên đề sơ kết 03 năm công tác giải quyết án hành chính, tổng kết 05 năm thi hành Luật TTHC năm 2015, báo cáo việc thực hiện quyền kháng nghị của VKS đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính (thời điểm từ 01/7/2016 đến 30/11/2020), báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm. Đối với các vụ án phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau đơn vị tổ chức cho các cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này cùng nghiên cứu, trao đổi và cho ý kiến về áp dụng pháp luật và hướng giải quyết vụ án.
Thực hiện luân chuyển việc phân công phụ trách các đơn vị cấp huyện, công tác báo cáo chuyên đề, công tác chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch luân chuyển định kỳ nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có trình độ chuyên môn đồng đều và phát huy tối đa năng lực sở trường, kinh nghiệm của cá nhân cán bộ, kiểm sát viên.
Đề ra cụ thể số lượng và nội dung của chỉ tiêu công tác tuyên truyền: viết bài trao đổi nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát viên làm công tác quản lý, có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, và công tác tuyên truyền trong công tác. Theo đó hằng năm đơn vị kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, KDTM, LĐ và các việc khác theo quy định của pháp luật thực hiện chỉ tiêu viết từ 15 đến 20 tin bài, Kiểm sát viên giữ chức vụ quản lý cấp phòng vị thực hiện tối thiểu từ 05 tin bài, Kiểm sát viên là cộng tác viên tổ tuyên truyền thực hiện ít nhất từ 05 đến 07 tin bài, kiểm sát viên có trình độ thạc sỹ thực hiện ít nhất từ 8 đến10 tin bài và thực hiện ít nhất 01 đề tài khoa học (cấp cơ sở).
- Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ với công tác nêu cao tinh thần trách nhiệm nêu gương, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức chocán bộ, công chức, Kiểm sát viên thông qua công tác quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Kiểm sát "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn", đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỹ cương và trách nhiệm".
Với các biện pháp, giải pháp nêu trên, đội ngũ công chức ngành Kiểm sát Hải Dương cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong 05 năm (2016-2020) đã kiểm sát giải quyết 366/366 vụ án hành chính sơ thẩm, 23 vụ hành chính phúc thẩm, thông qua kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp đã phát hiện vi phạm và ban hành 20 kháng nghị phúc thẩm (được chấp nhận 18/20 kháng nghị) và báo cáo viện cấp cao kháng nghị 16 vụ được chấp nhận; ban hành 14 kiến nghị, 80 yêu cầu bổ sung chứng cứ, thực hiện 25 phiên tòa rút kinh nghiệm góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác chung của công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, KDTM, LĐ và các việc khác theo quy định của pháp luật và chỉ tiêu nghiệp vụ được qui định tại Nghị Quyết 96 của Quốc hội và Quyết định 139 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề ra.
Đinh Thị Thanh Huế - Phòng 10 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.