Về điều kiện miễn giảm thi hành án dân sự

Thứ ba - 07/07/2015 22:06
Để giảm bớt số việc tồn đọng, trách nhiệm của Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ, chủ động đôn đốc Cơ quan thi hành án phải thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 58/2009/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày14/10/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/12/2013  Đối với việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Trong trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá một năm.
Theo quan điểm của tôi, trong quá trình xác minh đôn đốc việc thi hành án, Chấp hành viên cần giải thích kỹ cho đương sự biết các quy định của pháp luật về việc được xét miễn, giảm thi hành án đối với người phải thi hành án và động viên người phải thi hành án nộp một phần khoản phải thi hành án để có đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án cho đương sự. Tại Điều 61 luật thi hành án dân sự quy định:
 1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn sau đây:
a. 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch;
b.10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước có  giá trị dưới 5.000.000 đồng.
2.Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau đây:
a. 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng,
b.10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
3.Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây:
a. 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
b.10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên100.000.000 đồng;
4. Việc xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án được tiến hành thường xuyên nhưng mỗi người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần trong 01 năm.Trường hợp một người phải thi hành nhiều khoản nộp ngân sách nhà nước trong nhiều bản án,quyết định khác nhau thì đối với mỗi bản án, quyết định, người phải thi hành án chỉ được xem xét miễn hoặc giảm thi hành án một lần trong 01 năm.
Theo quy định tại Điều 26 khoản 1 Nghị định số 58/2009 NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày14/10/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/12/2013 quy định: Người phải thi hành  nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành được ít nhất 1/50 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật thi hành án dân sự. Quyết định thi hành án lần đầu là căn cứ xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 61 luật thi hành án dân sự.
Như vậy để có căn cứ để xét miễn, giảm  người phải thi hành án đã thi hành được ít nhất bằng 1/50 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch đây là điều kiện cần và đủ để làm căn cứ để xét miễn, giảm.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây