Không điều khiển xe vẫn bị kiểm tra giấy tờ tùy thâ

Thứ sáu - 04/03/2016 04:08

Không điều khiển xe vẫn bị kiểm tra giấy tờ tùy thâ

Đó là một trong những quy định mới của Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2016, thay thế Thông tư 65/2012 ngày 30/10/2012 của Bộ Công an.
Theo văn bản này thì ngoài việc được dừng, kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, Cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện. Đặc biệt tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư quy định: Cảnh sát giao thông còn được quyền kiểm soát cả giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát. Nói cách khác, Cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát giấy tờ tùy thân của người ngồi sau ph­¬ng tiÖn đang bị Cảnh sát giao thông dừng để kiểm tra. Khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2016 còn quy định ngoài thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự và an toàn xã hội thì CSGT được bổ sung quyền “xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật”.
Một điểm mới khác của Thông tư cũng cho phép CSGT xử lý vi phạm không cần lập biên bản. Cụ thể, đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần điều tra xác minh thì CSGT có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Theo đó CSGT khi làm nhiệm vụ trên đường được ra quyết định xử phạt tại chỗ không quá 250.000 đồng với người không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành vạch kẻ đường, không chấp hành chỉ dẫn của biển báo… song có đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Hình ảnh minh họa: nguồn trandaiquang.net
 
Về cách ứng xử của CSGT khi làm nhiệm vụ cũng được thông tư quy định rất rõ tại khoản 2 Điều 15 đó là quy định sau khi lập biên bản vi phạm xong, ngoài việc giao biên bản cho người vi phạm, CSGT phải thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành, giám sát. Với phương tiện chở người từ 16 chỗ trở lên, CSGT phải lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm, CSGT cũng phải thông báo và nói: “Cám ơn ông (bà/anh/chị…) đã giúp đỡ CSGT làm nhiệm vụ”.
Trên đây là một số điểm mới trong thông tư 01/2016 của Bộ Công an đã có hiệu lực thi hành, một số nội dung của văn bản này vẫn đang có những ý kiến khác nhau trong xã hội. Tôi xin nêu để các đồng nghiệp và các bạn cùng tham khảo.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây