- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Việc họp giao ban của Phòng 8 -VKSND tỉnh thường được tổ chức vào ngày đầu tuần để quán triệt văn bản mới, ý kiến chỉ đạo của LĐV tại cuộc họp giao ban vào thứ 6 tuần trước, kiểm điểm đánh giá kết quả công tác tuần qua đối với tập thể và từng cá nhân; xác định những việc trọng tâm tuần tới, thảo luận, tham gia ý kiến, giao nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Trong cuộc họp có người chủ trì (Trưởng phòng) có cử thư ký để ghi chép lại diễn biến cuộc họp.
Hàng tháng đều tổ chức họp giao ban thường được tổ chức vào ngày đầu tháng để quán triệt văn bản mới, ý kiến chỉ đạo của LĐV, kiểm điểm đánh giá kết quả công tác tháng qua qua đối với tập thể, từng cá nhân và xác định những việc trọng tâm tháng tới, thảo luận, tham gia ý kiến, giao nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Các cuộc họp giao ban tháng thường có lãnh đạo Viện, Trưởng khối tham dự và cho ý kiến chỉ đạo sau khi nghe kiểm điểm kết quả công tác của Phòng, của từng công chức, nhiệm vụ trong tâm của tháng, dự kiến phân công công tác. Sau đó, lãnh đạo phòng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện, triển khai công việc, giao nhiệm vụ cho công chức trong phòng.
Tuy nhiên, do có cuộc họp lãnh đạo phòng chưa bố trí thời gian khoa học để bảo đảm đủ thời gian cho một số cuộc họp; có cuộc họp công chức chưa nâng cao trách nhiệm, người được cử làm thư ký chưa cẩn thận, ghi chép đầy đủ; việc kiểm tra, hướng dẫn của Lãnh đạo phòng chưa thường xuyên...., nên dẫn tới có cuộc họp có hạn chế, thiếu sót: thời gian họp ngắn, chưa kiểm điểm rõ kết quả công tác, giao việc chưa cụ thể; việc ghi chép biên bản có cuộc họp còn sơ sài, chưa đầy đủ diễn biến cuộc họp....
Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng họp giao ban là một yêu cầu quan trọng. Qua thực tiễn công tác, chúng tôi xin nêu một số giải pháp để nâng cao chất lượng các cuộc họp giao ban như sau:
1. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu của Trưởng phòng trong việc tổ chức giao ban định kỳ để nâng cao chất lượng các kỳ giao ban bằng việc:
- Sắp xếp, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong phòng một cách khoa học, dành ngày thứ 2 đầu tuần không chỉ đạo công chức đi công tác xa, không phải thực hiện những việc gấp để tổ chức họp đông đủ;
- Chỉ đạo công chức chuẩn bị đầy đủ nội dung trước khi giao ban; đặc biệt là những nội dung trọng tâm công tác của đơn vị và kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tỉnh;
- Trong các kỳ giao ban, yêu cầu công chức báo cáo kết quả công việc và dự kiến những công việc tuần sau, những khó khăn, vướng mắc (nếu có);
- Khi phân công nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian cụ thể; khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đối với công chức cần cụ thể, rõ ràng về chất lượng, hiệu quả;
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn đối với cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ; đề cao ý thức trách nhiệm của Phó Trưởng phòng và các Kiểm sát viên trong đơn vị; yêu cầu công chức khi dự họp phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng nhiệm vụ được phân công;
- Đối với một số vấn đề cần thảo luận kỹ có thể nêu vấn đề, tài liệu trước cho công chức tham gia trên giấy, sau đó khái quát vấn đề, tìm ra những nội dung nổi cộm cần thảo luận tại cuộc họp.
2. Đồng chí Phó Trưởng phòng chủ động tham mưu cho Trưởng phòng thực hiện những nội dung trên, nếu cần thiết Trưởng phòng trao đổi trước với đồng chí Phó trưởng phòng.
3. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nâng cao trách nhiệm thực hiện đầy đủ các công việc được giao, chuẩn bị đầy đủ những nội dung cho cuộc họp giao ban; ghi chép đầy đủ nội dung giao ban trong sổ nghị quyết và sổ ghi chép cá nhân.
4. Gắn với việc giao ban hành chính với việc tiếp tục tổ chức quán triệt, học tập các đạo Luật về tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, các quy chế nghiệp vụ của Ngành để thực hiện đúng quy định.
5. Tất cả các công chức trong Phòng nâng cao trách nhiệm, cải tiến công tác, sớm hoàn thành các công việc được giao, sắp xếp lịch làm việc hợp lý, giành đủ thời gian thích hợp để họp giao ban tuần, tháng đúng thời điểm, đủ thời gian và đủ nội dung.
6. Chủ tọa phiên họp cần kiểm tra thư ký ghi chép biên bản, yêu cầu bổ sung đầy đủ, chính xác, nhất là ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện.
Nguyễn Văn Đoàn - Phòng 8 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.