Khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Thứ ba - 03/07/2018 22:43

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định tại điều 30 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Thẩm quyền kiểm sát trong từng lĩnh vực tố tụng được quy định cụ thể trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014); Luật thi hành án hình sự năm 2010 và các đạo luật mới ban hành năm 2015: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật tố tụng dân sự 2015,   Luật tố tụng hành chính 2015. Tuy nhiên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn như:

1. Các đạo luật mới về tư pháp: BLTTHS, BLTTDS, Luật TTHC năm 2015... có nhiều quy định mới về thẩm quyền, trình tự giải quyết KN, TC về tư pháp nhưng chưa có hướng dẫn mới mà vẫn áp dụng văn bản hướng dẫn cũ như: danh mục đơn tư pháp ban hành theo hướng dẫn số 24 ngày 08/5/2014 của liên ngành tư pháp Trung ương, Thông tư liên tịch số 02/2005... nên khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong kiểm sát và giải quyết KNTC về tư pháp.

2. B lut TTDS và Lut TTHC năm 2015 ch quy định thi hn gii quyết KN ln đầu, không quy định thời hạn giải quyết KN lần 2, do vậy không có căn cứ xác định TAND vi phạm thời hạn giải quyết.

          3. Về thủ tục giải quyết KN: Tại khoản 3 điều 13 Quy chế 51 quy định: trong trường hợp kết qủa xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau thì phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại. Quy định như vậy chưa rõ ràng và có trường hợp khó thực hiện, thời gian giải quyết khiếu nại ngắn (như điều 474 BLTTHS 2015 quy định thời hạn giải quyết KN đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam là 24 giờ…).

4. Biu mu VKSND tối cao ban hành kèm quyết định s 204 ngày 01/6/2017 chưa đầy đủ và có môt số biu không phù hợp như: các biểu mẫu yêu cầu đối với cơ quan tư pháp ghi: VKSND nhận được đơn KN….. Nếu theo biểu mẫu trên thì VKS không thể áp dụng biện pháp kiểm sát: yêu cầu ra văn bản, yêu cầu kiểm tra. Thực tế VKS không nhận được đơn nhưng trong quá trình nắm, quản lý tại cơ quan tư pháp phát hiện cơ quan tư pháp nhận đơn nhưng không giải quyết, giải quyết quá thời hạn hoặc vi phạm trong việc phân loại sai dẫn đến sai về trình tự thủ tục (Đơn tố cáo thụ lý giải quyết theo trình tự đơn KN…) VKS vẫn phải ban hành yêu cầu để cơ quan tư pháp thực hiện đúng pháp luật. 

Điều 13, 16 Quy chế 51 quy định đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp giải quyết KNTC trong từng lĩnh vực, tuy nhiên không có biểu mẫu phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; chưa quy định cụ thể nhiệm vụ của KSV được phân công trực tiếp tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo phải làm gì?… 

5. Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các biện pháp kiểm sát:  Điều 18 quy chế 51 quy định căn cứ áp dụng các biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a,b,c  khoản 1 điều 18 quy chế 51; trong đó có biện pháp yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu: chỉ khi có cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm hoặc có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì mới được áp dụng biện pháp kiểm sát này. Như vậy trong thực tế VKS kiểm sát việc giải quyết KNTC của các cơ quan tư pháp chỉ kiểm sát các quyết định giải quyết, không nghiên cứu hồ sơ giải quyết của cơ quan tư pháp, do vậy khó khăn trong xác định việc giải quyết đó đúng hay sai về trình tự thủ tục, về nội dung…

Điều18 Quy chế 51 quy định khi kiểm sát việc giải quyết KNTC trong TTDS, TTHC thì VKS chỉ được áp dụng hai biện pháp kiểm sát là yêu cầu ra văn bản giải quyết KNTC và yêu cầu kiểm tra việc giải quyết KNTC; tuy nhiên Thông tư liên tịch số 02, 03 ngày 31/8/2016 của VKS và TAND tối cao lại quy định VKS được áp dụng ba biện pháp kiểm sát (thêm biện pháp yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu), như vậy là mâu thuẫn với Quy chế số 51 nhưng vẫn chưa có hướng dẫn của VKSTC.

6. Điều 10 Quy chế 51 quy định xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát khác, thì chuyển đơn cùng tài liệu gửi kèm (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết. Như vậy đơn được chuyển qua nhiều đơn vị (chuyển VKS có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết và từ đó mới chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết)  dẫn đến việc giải quyết đơn KN không được kịp thời, kéo dài. Trong trường hợp này nên chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo cho VKS có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết biết.

7. Luật tiếp công dân và Quy chế 51 quy định chi tiết về công tác tiếp công dân; tuy nhiên, trong trường hợp công dân đến trực tiếp gửi đơn kèm tài liệu là dữ liệu điện tử như: ghi âm, ghi hình…( trường hợp VKS nhận đơn) thỉ xử lý giải quyết như thế nào? ….

Trên đây là một số khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm sát và giải quyết KNTC trong hoạt động tư pháp, trao đổi để các đồng chí cùng nghiên cứu.

                                                                                              Phan Thị Bình Minh
Phòng 12 - VKSND tỉnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây