Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Quy chế số 51 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao

Thứ ba - 16/08/2016 20:46
Ngày 02/02/2016 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Quyết định số 51/ QĐ-VKSTC-V12 ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp – Quy chế có hiệu lực thi hành từ ngày 17/02/2016. Qua  triển khai thực hiện hơn 5 tháng thấy có những khó khắn, vướng mắc là:
Theo Quy định tại Điều 13, 16, 17 Quy chế số 51: Việc giải quyết đơn KN, TC thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết đơn KN, TC trong hoạt động tư pháp do nhiều đơn vị chủ trì, tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết và kiểm sát việc giải quyết; Trong đó, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn KN, TC trong hoạt động tư pháp (phòng 12) có nhiệm vụ chủ trì tham mưu giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS trong các trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 các Điều 13, 16 Quy chế số 51; cụ thể là: Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng VKS cấp huyện thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của VKS cấp huyện thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng cấp huyện trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó viện trưởng cấp huyện trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Các khiếu nại, tố cáo khác khi được Viện trưởng giao. Chủ trì kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại Quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật của VKS theo quy định tại điều 14 Quy chế số 51.  
Thực tế cho thấy: Việc giải quyết KN, TC liên quan đến các đạo luật và văn bản pháp luật của các khâu công tác nghiệp vụ, trong khi đó những vụ việc trên do các phòng nghiệp vụ khác theo dõi, quản lý và chỉ đạo; thời gian giải quyết ngắn nhất là trong trường hợp phải đối thoại. Khi chủ trì tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết đơn KN, TC thì phòng 12 phải nghiên cứu từ đầu hồ sơ, tài liệu, văn bản pháp luật. Đồng thời phải phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các VKS cấp huyện có liên quan trong giải quyết KN, TC. Các VKS cấp huyện phải cung cấp hồ sơ, tài liệu, báo cáo giải trình….cho cả  phòng 12 và đơn vị nghiệp vụ khác để đơn vị nghiệp vụ đó nghiên cứu và có ý kiến bằng văn bản thẩm định các nội dung khiếu nại, tố cáo và các chứng cứ, hồ sơ tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, nên không chủ động được thời hạn giải quyết, dễ dẫn đến việc giải quyết KN, TC kéo dài, vi phạm về thời hạn giải quyết.
 Tương tự như vậy, đối với VKS cấp huyện khi Viện trưởng giao cho bộ phận Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền cũng gặp khó khăn trên.
Về thủ tục giải quyết KN:
Quy chế 51 quy định  nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết KN, TC, chủ trì kiểm sát việc giải quyết KN, TC nhưng không quy định nhiệm vụ của Kiểm sát viên được phân công trực tiếp tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo phải làm gì? không quy định rõ quyết định phân công người xác minh nội dung KN, TC do ai ký (Viện trưởng hay đơn vị chủ trì?).
Vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp kiểm sát
Điều 18 Quy chế 51 quy định việc áp dụng các biện pháp kiểm sát:
- Khi kiểm sát việc giải quyết KN, TC trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự được quyền áp dụng tất cả bốn biện pháp kiểm sát gồm: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết KN, TC; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết KN, TC của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết qủa cho VKS; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền  cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết KN, TC cho VKS; Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết KN, TC của cơ quan có thẩm quyền.
- Khi kiểm sát việc giải quyết KN, TC trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được áp dụng hai biện pháp kiểm sát là: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết KN, TC hoặc kiểm tra việc giải quyết KN,TC của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho VKS
- Khi kiểm sát việc giải quyết KN,TC trong thi hành án dân sự được áp dụng ba biện pháp kiểm sát (trừ biện pháp trực tiếp kiểm sát).
Như vậy thẩm quyền chủ trì kiểm sát việc giải quyết KN, TC là của các đơn vị: Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Kiểm sát thi hành án dân sự. Các đơn vị nghiệp vụ đó được quyền áp dụng các biện pháp kiểm sát trong lĩnh vực kiểm sát của đơn vị mình theo quy định tại điều 18 Quy chế 51 nêu trên. Nhưng đối chiếu theo hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành thì chỉ giao cho đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn KN, TC trong hoạt động tư pháp chỉ tiêu áp dụng biện pháp kiểm sát. Đây là một điều bất cập.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây