Những vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết thủ tục phá sả

Thứ hai - 09/02/2015 03:15
          Luật Phá sản năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 19/6/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật có nhiều nội dung mới liên quan đến việc thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết phá sản như sau:
          1. Căn cứ pháp luật về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản
          Khoản 9 Điều 4 Luật 2014 quy định vị trí pháp lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết phá sản là “Người tiến hành thủ tục phá sản”.
          Điều 21 Luật Phá sản quy định quyền hạn của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết phá sản.
 
          2. Phương thức thực hiện công tác kiểm sát
 
          Điều 21 Luật Phá sản quy định cụ thể Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Luật này; Tham gia các phiên họp xem xét kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát quyết định giải quyết phá sản sản của Tòa án nhân dân.
          - Quyền kiểm sát các quyết định giải quyết phá sản: Thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tại Khoản 1 Điều 40; Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tại Khoản 2 Điều 35.
          - Quyền yêu cầu: Điều 21 Luật 2014 không có quy định cụ thể về cách thức thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân. Do đó cần áp dụng quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để thực hiện quyền yêu cầu, với tư cách là Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên là “Người tiến hành thủ tục phá sản”.
          - Quyền kiến nghị:
 
          Theo Điều 36 khoản 1 và khoản 3:
          + Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu;
          +Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết;
          + Theo khoản 1 Điều 85 Luật Phá sản: Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.
          + Theo khoản 1 Điều 85 Luật Phá sản: Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó khi có một trong các căn cứ sau:
          a) Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản;
          b) Phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố phá sản mà Tòa án nhân dân, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được khi Tòa án nhân dân ra quyết định.
          - Quyền kháng nghị:
          + Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản ( theo khoản 1 Điều 44 LPS);
          + Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản ( theo khoản 1 Điều 111 LPS);
          - Quyền tham gia các phiên họp xem xét khán nghị  VKSND
          + Phiên họp xét kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 6 Điều 44.
          + Phiên họp xem xét kháng nghị của VKSND về quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 4 Điều 112.
Trên đây là một số nôi dung mới của Luật phá sản liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết thủ tục phá sản năm 2014 mà Kiểm sát chúng ta cần nắm để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây