Trần Văn T tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Thứ ba - 03/03/2015 02:19
Nội dung vụ án như sau:
Khoảng 18 giờ ngày 12/6/2014, tại số nhà 5B phố H, phường X, thành phố M, tỉnh Đ, Trần Văn T đang có hành vi chia 0,621 gam hêrôin thành các gói nhỏ với mục đích để sử dụng và bán trái phép thì bị phát hiện bắt quả tang, thu giữ vật chứng. Cơ quan CSĐT Công an thành phố M, tỉnh Đ đã khởi tố vụ án về tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự.
  *Nhân thân, tiền án, tiền sự:
          1. Tiền sự
- Ngày 10/6/2001 Công an phường S, thành phố M, tỉnh Đ đó ra Quyết định xử phạt hành chính số 06/10.6.2001 về hành vi Trộm cắp tài sản. (Hỡnh thức phạt tiền; mức phạt 50.0000đ - Chưa thi hành)
- Ngày 13/8/2001 Cụng an thành phố M, tỉnh Đ đó ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 205/13.8.2001 về hành vi Đánh bạc.(Hỡnh thức phạt tiền; mức phạt 500.000đ - Chưa thi hành).
- Ngày  23/11/2001 UBND tỉnh Đ đã ra quyết định số 3709/QĐ-UB về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với Trần Văn T , thời hạn 24 tháng,tại trường giáo dưỡng số 2, huyện Y, tỉnh P theo quy định tại điểm c khoản Điều 22 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa”. ( Trần Văn T chấp hành xong ngày 23/11/2003).
2.Tiền ỏn
- Bản ỏn số 54/HSST/21.5.2004 của Tũa ỏn nhõn dõn thành phố M, tỉnh Đ xử phạt 09 thỏng tự về tội Trộm cắp tài sản. (Giá trị tài sản chiếm đoạt: 700.000đ). Chấp hành xong ngày 02/7/2010 (do được xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự phần án phí vỡ không có điều kiện thi hành án theo quyết định của Toà án thành phố M, tỉnh Đ nên ngày 02/7/2010 Cơ quan thi hành án dân sự đó ra quyết định đỡnh chỉ thi hành ỏn dõn sự đối với T)
- Bản ỏn số 51/HSST/15.4.2005 của Tũa ỏn nhõn dõn thành phố M, tỉnh Đ xử phạt 27 thỏng tự về tội Trộm cắp tài sản. (Giá trị tài sản chiếm đoạt 700.000đ). Chấp hành xong ngày 08/6/2010 (do được xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự phần án phí vỡ khụng cú điều kiện thi hành án theo quyết định của Toà án thành phố M, tỉnh Đ nờn ngày 08/6/2010 Cơ quan thi hành án dân sự đó ra quyết định đỡnh chỉ thi hành ỏn dõn sự đối với T)
- Bản ỏn số 08/HSST/17.1.2013 của Tũa ỏn nhõn dõn thành phố M, tỉnh Đ xử phạt 12 thỏng tự về tội Trộm cắp tài sản (Giá trị tài sản bị chiếm đoạt 6.400.000đ). Chấp hành xong hỡnh phạt tự ngày 13/11/2013.
          *Nhân thân: Bản án số 84/PTHS ngày 27/11/2000 của TAND tỉnh Đ xử phạt 04 (bốn) tháng tù về tội Trộm cắp tài sản, giá trị tài sản chiếm đoạ là 520.000đồng (chấp hành xong này 31/5/2001).
Qua vụ án trên có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm để xác định khung hình phạt đối với Trần Văn T:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Bị cáo Trần Văn T phạm tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo điểm p, Khoản 2 Điều 194 BLHS (áp dụng tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm”) bởi những lý do sau:
  Tại điểm c, đ, e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Công hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hỡnh sự cú hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 quy định:
“Điều 1:
……….
2.Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hỡnh sự được công bố:
c. Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các Điều ….138…của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;
Đối với bị án Trần Văn T có 02 tiền sự, trong đó có 01 tiền sự về tội Trộm cắp tài sản (Quyết định xử phạt hành chính số 06 /10.6.2001 về hành vi Trộm cắp tài sản; hình thức phạt chính, mức phạt: 50.000đồng, T chưa chấp hành). Do đó, Trần Văn T đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với Trần Văn T, thời hạn 24 tháng, tại trường giáo dưỡng số 2, huyện Y, tỉnh P.
Đến nay, T vẫn chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính số 06 trên. Do vậy, bị cáo T không thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích kể từ ngày 01/01/2010 đối với các bản án 54/HSST ngày 21/5/2004 và số 51/HSST ngày 15/4/2005 của TAND thành phố M, tỉnh Đ. Thời điểm T chấp hành xong bản án 54/HSST ngày 21/5/2004 là ngày 02/7/2010 và bản án số 51/HSST ngày 15/4/2005 là ngày 08/6/2010; tức là ngày T chấp hành xong bản án.
  Ngày 08/9/2012 Trần Văn T tiếp tục có hành vi Trộm cắp tài sản (giá trị tài sản chiếm đoạt là 6.400.000đ và đã bị kết án chưa được xóa án tích nên bản án số 08/2013/HSST ngày 17/01/2013 của TAND thành phố M, tỉnh Đ đã áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1 Điều 46 và điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt T 12  tháng tù với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm (T chấp hành xong hình phạt tù ngày 13/11/2013).
  Đến ngày 12/6/2014 Trần Văn T lại thực hiện hành vi Mua bán trái phép chất ma túy và theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 49 BLHS thì “ đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” thì được coi là  tái phạm nguy hiểm. Do vậy, bản án hình sự sơ thẩm số 155/2014/HSST ngày 26/9/2014 của TAND thành phố M, tỉnh Đ tuyên bố bị cáo Trần Văn T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 194 BLHS xử phạt bị cáo T 07(bảy) năm 03 (ba) tháng tù.
  Quan điểm thứ hai cho rằng: Bị cáo Trần Văn T phạm tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo Khoản 1 Điều 194 BLHS và phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tái phạm  theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS bởi: Bản án phúc thẩm số 84 ngày 27/11/2000 của TAND tỉnh Đ và các bản án số 54/HSST/21.5.2004, số 51/HSST/15.4.2005 của Tũa ỏn nhõn dõn thành phố M, tỉnh Đ đó tuyờn phạt bị cỏo Trần Văn T đều về tội Trộm cắp tài sản thỡ thấy giỏ trị tài sản mà bị cỏo chiếm đoạt trong từng lần phạm tội đó đều dưới hai triệu đồng và bị cáo đó chấp hành xong hỡnh phạt đối với các bản án nêu trên mà không đề cập đến thời điểm bị cáo T được coi là không cũn tiền sự (sau 01 năm kể từ khi bị cáo chấp hành xong Quyết định xử lý hành chớnh số 3709 của UBND tỉnh Đ) và thời hiệu bị cỏo T xoỏ ỏn tớch kể từ khi bị cỏo được miễn chấp hành hỡnh phạt về phần thi hành ỏn dõn sự (ỏn phớ)
Tại điểm c, đ, e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Công hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hỡnh sự cú hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 quy định:
“Điều 1:
……….
2.Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hỡnh sự được công bố:
c. Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các Điều ….138…của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;
          đ.Trong trường hợp quy định tại các điểm b,c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết an đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình pạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
          e.Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích.”
          Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết số 33 nêu trên thì bị cáo Trần Văn T đương nhiên được xoá án tích kể từ ngày 01/01/2010 đối với các bản án số  54/HSST ngày 21/5/2004 và số 51/HSST ngày 15/4/2005 của TAND thành phố M, tỉnh Đ.
Do vậy, trong vụ án này Trần Văn T phạm tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo Khoản 1 Điều 194 BLHS và phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tái phạm  theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS
          Trên đây là một vụ án có những quan điểm khác nhau về việc xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm để xác định định khung hình phạt đối với Trần
Văn T. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của các bạn đọc và các bạn đồng nghiệp.   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây