- Trang nhất
- Viện KSND tỉnh
- Viện KSND cấp huyện
- Tin Tức
- Nghiệp vụ
- Tin hoạt động
- Văn bản
- Lịch làm việc
- Họp không giấy
Thông qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự về việc xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước thấy rằng có một số vướng mắc giữa Luật thi hành án dân sự; Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ .
Tại Điều 124 Luật thi hành án dân sự quy định về xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước:
“1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở”...
Tại khoản 3 Điều 18 Nghị Định số 29/NĐ-CP ngày 05/3/2018 quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định:
“…3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tài sản hoặc có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân”…
Tại khoản 7 Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định:
“7. Việc tổ chức xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng/01 vụ việc thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 01 năm kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc có quyết định xác lập sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền”.
Từ những quy định trên thấy rằng. Để thực hiện việc xử lý tài sản theo hướng dẫn tại Thông tư 57/2018/TT-BTC thì chưa phù hợp theo quy định tại Nghị định 29/NĐ-CP và Điều 124 Luật thi hành án dân sự, bởi lẽ tại đơn vị cấp huyện thì giá trị tài sản của 01 vụ việc chủ yếu thuộc trường hợp dưới 100 triệu đồng/01 vụ việc.
Thực tế ở địa phương thông qua hoạt động kiểm sát: Vật chứng là tài sản tuyên tịch thu phát mại nộp ngân sách nhà nước thường là điện thoại, xe máy... Các tài sản này được Chi cục thi hành án dân sự chuyển đến Phòng tài chính huyện để xử lý, tuy nhiên Phòng tài chính huyện thực hiện việc xử lý theo quy định tại Thông tư số 57 của Bộ Tài chính (mỗi năm xử lý 1 lần cho tất cả các loại vật chứng cần tịch thu phát mại nộp NSNN), dẫn đến hiện trạng của tài sản thường bị hư hỏng do quá trình sinh hóa tự nhiên, giảm giá trị sử dụng.
Quan điểm của tác giả thấy rằng, Phòng Tài chính huyện thực hiện việc xử lý tài sản tuyên tịch thu, phát mại do Chi cục thi hành án dân sự chuyển đến như vậy là chưa đảm bảo đúng quy định của Luật thi hành án dân sự và Nghị định số 29 của Chính phủ.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu vấn đề để các đồng chí nghiên cứu trao đổi, thực hiện./.
Hoàng T. Phương Dung VKSND huyện Bình Giang |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2017 Bản quyền của VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG.